SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

NASA lên kế hoạch mới “săn” người ngoài hành tinh

11:00, 15/04/2018
(SHTT) – NASA sẽ sớm cho ra mắt vệ tinh thế hệ mới nhất để “truy tìm” các hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất.

Vệ tinh mới nhất của NASA, TESS, dự kiến sẽ được ra mắt vào ngày 16/4/2018 nhằm phục vụ mục tiêu mở rộng việc tìm kiếm các tiểu hành tinh có sự sống trong hệ mặt trời.

Những câu hỏi như “Các hành tinh khác có kích thước như thế nào? Liệu chúng có bầu khí quyển hay không?" hoặc "Các nhân tố cấu thành nên tiểu hành tinh đó là gì?”, tất cả những nghi vấn trên có thể được giải đáp trong vài thập kỷ tiếp theo. Chúng ta có thể phát hiện ra những hành tinh xuất hiện bầu khí quyển cùng với các phân tử Oxy và có các điều kiện thích hợp để nước hóa lỏng, những dấu hiệu cho thấy có sự sống sinh học trên các hành tinh đó.

t1

 

TESS chính là một bước tiến quan trọng giúp các nhà khoa học hướng tới những mục tiêu to lớn đó.

TESS có thể bao quát được 200.000 ngôi sao sáng trong hệ mặt trời và ghi lại sự tương tác ánh sáng giữa những ngôi sao đó với mặt trời từ đó có thể cho các nhà nghiên cứu các giả thiết về việc liệu có ngôi sao nào đó ngoài vũ trụ cũng có bầu khí quyển như trái đất hay không.

t2

 Trung tâm Không gian Goddard của NASA

Khi một hành tinh đi qua một ngôi sao, các phân tử  nhỏ trong bầu khí quyển sẽ được chiếu sáng. Một vài bước sóng của ánh sáng mặt trời sẽ bị hấp thụ bởi các phân tử có trong bầu khí quyển và các bước sóng còn lại sẽ chiếu trực tiếp lên bề mặt đất.

Từ việc nghiên cứu các bước sóng ánh sáng từ mặt trời chiếu đến Trái đất kết hợp với hệ thống kính thiên văn sóng không gian James Webb, dự kiến được ra mắt và năm 2020 chúng ta có thể giải mã được nhiều điều chưa biết về sự sống ngoài vũ trụ.

TESS được sinh ra mang the sứ mệnh tìm kiếm và thu thập thông tin  từ các  hành tinh khác, xác định xem liệu hành tinh nào có khả năng xuất hiện các hoạt động sinh học nhất, như thế việc nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ được tập trung và dễ dàng hơn rất nhiều.

TESS sẽ thay đổi phạm vi quan sát theo chu kỳ 30 ngày một lần, điều này đảm bảo TESS có thể ghi lại được hoạt động của accs ngôi sao có quỹ đạo quay ngắn  xung quanh nó.

t4

 

Mục đích đưa TESS lên không gian nhằm giúp các nhà khoa học tìm ra những ngôi sao nhỏ hơn và mờ hơn so với các đối tượng tìm kiếm của các vệ tinh trước đây được NASA phóng lên vũ trụ.

Dự kiến vào năm 2016, Cơ quan vũ trụ Châu Âu cũng sẽ phóng vệ tinh PLATO, một vệ tinh có khả năng tìm ra các hành tinh có bề mặt đất đá và có quỹ đạo tương tự Trái Đất trong vũ trụ. Cuộc tìm kiếm mới sẽ bắt đầu với việc tìm các phân tử sinh học như Oxy tự do, trong bầu khí quyển của các hành tinh ngoài Trái đất.

Nguyễn Huế

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.