SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ

19:08, 12/08/2018
(SHTT) – Sáng ngày 10/8, hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” và tọa đàm, khảo sát, giao lưu kết nối doanh nghiệp đã diễn ra tại khách sạn Cửu Long (TP. Cần Thơ).

Ngày nay, sở hữu trí tuệ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học – công nghệ và kinh tế - xã hội. Các tài sản trí tuệ đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và xa hơn nữa là tạo động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Chính vì vậy, Hội Sáng chế Việt Nam đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ, Hiệp hội doanh nghiệp TP. Cần Thơ và Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo tổ chức nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên các tài sản trí tuệ. Hội thảo được tài trợ chính bởi công ty VINACERT và một số đơn vị khác đồng hành như VTV Cần Thơ, VinaCHG,...

Tham dự Tọa đàm có ông Phạm Xuân Đà – Cục trưởng Cục công tác phía Nam – Bộ Khoa Học và Công Nghệ; ông Phan Ngân Sơn – Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Trần Giang Khuê - Phụ trách văn phòng phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ; ông Trần Quốc Thắng - Chủ tịch Hội sáng chế Việt Nam; ông Bùi Văn Quyền - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội sáng chế Việt Nam; bà Phan Thị Châu - Phó chủ tịch Hội sáng chế Việt Nam; ông Lương Hoàng Hưng – Tổng biên tập Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo;  bà Vũ Thị Hiếu Đông - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, bà Trần Thị Thanh Điệp – trưởng phòng quản lý chuyên ngành, Sở khoa học và công nghệ Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Huệ - Giám đốc Chi nhánh VinaCert tại Tp. Cần Thơ và hơn 100 đại biểu.

IMG_7247

 Ông Trần Quốc Thắng - Chủ tịch Hội sáng chế Việt Nam

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Trần Quốc Thắng (Chủ tịch Hội sáng chế Việt Nam) đã kêu gọi các đại biểu nâng cao nhận thức về tài sản trí tuệ để chủ động xây dựng, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản đó phù hợp với mục tiêu và nội dung chiến lược quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. 

IMG_7253

 Ông Phạm Xuân Đà – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ

Cũng tại hội thảo, ông Phạm Xuân Đà – Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhấn mạnh vai trò sở hữu trí tuệ là động lực phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với các nước, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đi kèm không ít những thách thức.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phát triển tài sản trí tuệ là yếu tố tiên quyết để duy trì, phát triển và bảo vệ doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu Việt.

Hiểu được điều đó, tại buổi hội thảo, các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp thông tin liên quan đến tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp thông qua 6 chuyên đề.

Cụ thể, các đại biểu đã được tìm hiểu về tổng quan và vai trò của tài sản trí tuệ đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

IMG_7278

 Ông Trần Giang Khuê - Phụ trách văn phòng phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ trình bày tham luận

Bên cạnh đó, hội thảo còn cung thông tin về việc “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ”. Đây là một chương trình với nhiều tham vọng giúp hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, “Một số chính sách, quy định pháp luật về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp tại Cần Thơ” cũng được đề cập đến trong hội thảo. Qua đó, các doanh nghiệp có thể dựa trên các cơ sở pháp lý để phát triển những ưu thế của mình, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Với chuyên đề thứ 4: “Thực trạng và kinh nghiệm về khai thác, phát triển tài sản trí tuệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, bà Phan Thị Châu – chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần thương mại và đầu tư Vĩ Long, kiêm phó chủ tịch hội Sáng chế Việt Nam và ông Nguyễn Văn Thanh – Giám đốc chi nhánh R&D Công nghệ sinh học ngành nông nghiệp hữu cơ Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm thưực tế của bản thân.

Từ góc nhìn của các hiệp hội, tổ chức đại diện, ông Bùi Văn Quyền – Phó chủ tịch hội sáng chế Việt Nam và ông Nguyễn Thành Tựu, giám đốc công ty luật “Nguyễn và Cộng sự” đã cung cấp kiến thức về “Vai trò của hiệp hội, tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ trong hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản trí tuệ”. Theo đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao tốt năng lực cạnh tranh của mình, chúng ta cần có nền tảng là chính sách, quy định pháp luật và đặc biệt cần những hiệp hội, những tổ chức đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp.

Ở chuyên đề cuối cùng, ông Nguyễn Viết Hồng – tổng giám đốc công ty Vina CHG đã trình bày nội dung về việc “Sử dụng biện pháp công nghệ phòng chống hàng giả để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp”. Qua đó, các đại biểu đã hiểu được giá trị của sản phẩm đối với doanh nghiệp. Đó không chỉ là tâm huyết và thành quả trí tuệ mà còn là thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó, các chủ doanh nghiệp đã có những kiến thức cơ bản để bảo vệ quyền lợi và khả năng cạnh tranh của mình.

Đặc biệt, phần tọa đàm “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ” đã diễn ra trong không khí cởi mở, sôi nổi.

IMG_7454

 Tọa đàm nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu

IMG_7408

 

Nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều sản phẩm mới xuất hiện nhưng tính bảo hộ, sức hút đối với người tiêu dùng vẫn còn yếu. 

Theo Cục sở hữu trí tuệ, trong hàng trăm ý tưởng, sáng chế của các cá nhân, tổ chức tại vùng ĐBSCL đăng ký trong năm 2017, thì chỉ có khoảng 10% đủ điều kiện để cấp quyền sở hữu trí tuệ. Điều này cho thấy việc quan tâm, đầu tư xây dựng chất lượng, thương hiệu và tính bảo hộ sản phẩm của các doanh nghiệp trong vùng còn hạn chế. 

Để khắc phục tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ doanh nghiệp về kiến thức sở hữu trí tuệ, quyền lợi, nghĩa vụ. Công tác kết nối giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn để có những sản phẩm ở hữu trí tuệ lớn, giá trị cao gắn với tiềm năng, thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL.

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, ông Lương Hoàng Hưng – TBT Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo đã có những chia sẻ về tài sản trí tuệ trong bóng đá Việt Nam. Theo ông, “thương hiệu bóng đá Việt Nam” chính là tài sản trí tuệ của bóng đá”. Đó là những hình ảnh đẹp của đội tuyển Quốc gia, đội tuyển U23 Việt Nam đã hiệu triệu tinh thần yêu tổ quốc hàng chục triệu người dân Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Anh Hung 1

Ông Lương Hoàng Hưng – Tổng biên tập Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo 

Ông Hưng cho rằng việc cấp bách cần phải làm là “số hóa” các tài sản trí tuệ và thông qua quảng bá truyền thông để “bán” và làm “vốn” cho hoạt động của VFF và bóng đá Việt Nam. Chúng ta có rất nhiều tài sản trí tuệ cần “số hóa” và chưa khai thác triệt để được như: Bản quyền hình ảnh đội tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam, quần, áo, giày, hình cầu thủ, biểu trưng đội tuyển, thương hiệu VFF và của các CLB, bản quyền truyền hình, ca khúc bóng đá, các game show… Tài sản trí tuệ chính là tài sản vô giá của bóng đá, là nguồn lực để phát triển nền bóng đá Việt Nam.

Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

IMG_7266

 Đại diện của các nhà tài trợ để nhận hoa và giấy chứng nhận từ phía ban tổ chức

IMG_7314

 Ông Mai Văn Dũng – đại diện Trung tâm hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ - Cục Sở hữu trí tuệ 

IMG_7331

 Ông Bùi Văn Quyền – Phó chủ tịch hội sáng chế Việt Nam

IMG_7316

 Hội thảo còn có gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp

IMG_7476

 

IMG_7469

 

Kim Dung

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.