SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Motorola và những vụ tranh chấp bản quyền trong giới công nghệ

07:03, 11/06/2018
(SHTT) - Motorola đã không ít lần ra tòa vì những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Hãng điện thoại này đã từng gây chiến với Microsoft, RIM, Apple, TiVo, FujiFilm để bảo vệ quyền lợi của mình.

Motorola và Microsoft căng thẳng trong vụ kiện bản quyền ở Đức

Vào năm 2012, Microsoft đã giành được một phán quyết quan trọng trong cuộc chiến bằng sáng chế với Motorola sau khi một thẩm phán Tòa án Quận phán quyết rằng Xbox và Windows không thể bị cấm bán. 

Thẩm phán Tòa án Quận đã đưa ra phán quyết cho rằng Motorola không thể cấm bán các sản phẩm của Microsoft sau khi nhà sản xuất điện thoại di động cáo buộc Microsoft vi phạm bằng sáng chế H.264 của mình. Phán quyết này có nghĩa rằng Xbox và Windows, cùng với các sản phẩm khác của Microsoft, sẽ không bị cấm bán tại Mỹ. Phán quyết này cũng có tác động đến việc cấm bán sản phẩm của Microsoft tại Đức.

motorola va microsoft

 

Vào thời điểm đó, Microsoft và Motorola đang có các rắc rối pháp lý tranh cãi trên khắp thế giới sau khi gã khổng lồ phần mềm bị Motorola cáo buộc vi phạm bằng sáng chế tiêu chuẩn H.264 của mình. Motorola đã lập luận rằng Microsoft đã sử dụng công nghệ bất hợp pháp và cần phải có lệnh cấm bán sản phẩm được ban hành nếu không được phép của Motorola. Tuy nhiên, Microsoft nói rằng hãng sẵn sàng chi trả một khoản tiền cho Motorola nhưng muốn hãng này phải duy trì các điều khoản công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử.

RIM, Motorola kiện tụng bản quyền

Vào năm 2008, nhà sản xuất điện thoại e-mail BlackBerry là Research In Motion (RIM) đã đệ đơn kiện lên toàn án bang Texas cáo buộc Motorola vì cho rằng hãng sản xuất điện thoại Mỹ đã vi phạm một loạt bản quyền công nghệ của hãng.

motorola

 

RIM cho rằng Motorola đã vi phạm 9 bản quyền sáng chế của hãng trong những mẫu điện thoại RAZR nổi tiếng. Trong đơn kiện, hãng sản xuất điện thoại của Canada còn nói rằng Motorola cũng sẽ phá vỡ những hợp đồng cam kết giữa hai bên được ký năm 2003 nếu hãng này từ chối thương thảo về những điều khoản gia hạn hợp đồng sau tháng 1/2008.

RIM khởi kiện Motorola một ngày sau khi hãng sản xuất điện thoại Mỹ đệ đơn kiện RIM, cho rằng họ đã vi phạm bằng sáng chế mà Motorola đang nắm giữ.

Motorola chỉ đích danh những điện thoại vi phạm bản quyền của hãng là 8100, 8130, 8320, 8800, 8820, 8830, và cả phần mềm BlackBerry Exchange Server.

Cả hai bên vừa là đối tác vừa là đối thủ của nhau từ nhiều năm. Motorola tiên trong phong lĩnh vực thoại còn RIM tập trung vào những giao tiếp dữ liệu. Cuộc cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ hơn khi cả RIM và Motorola đều gia nhập vào ngành công nghiệp di động không dây trị giá hàng tỷ USD.

Motorola "trả đũa" vụ kiện bản quyền tập đoàn TiVo

Hãng Motorola Mobility đã kiện lại tập đoàn TiVo vì những vi phạm bản quyền liên quan tới công nghệ ghi lại video số (DVR - Digital Video Record).

Theo Motorola, họ đang tìm cách bảo vệ lợi ích của mình sau khi TiVo kiện "bản quyền" với tập đoàn Verizon Communications, vốn là đối tác sử dụng công nghệ của Motorola.

motorola 1

 

Trong lá đơn "trả đũa" nộp lên tòa án, Motorola đã khẳng định rằng họ có bản quyền DVR sau vụ mua lại Imedia, công ty đã đăng ký bản quyền hợp pháp công nghệ trên từ hồi tháng 4/1995.

Trong khi đó, theo Motorola, công nghệ mà TiVo cho rằng có bản quyền lại là công nghệ tương tự như những gì mà các kỹ sư Imedia đã sáng tạo ra từ trước đó nhiều năm.

Phát ngôn viên Motorola cho biết: "TiVo đang cố khẳng định rằng bản quyền công nghệ DVR là của họ, và họ đã mặc nhiên bỏ qua thực tế rằng Motorola đã đăng ký bản quyền này từ trước họ tới 3 năm".

Motorola kiện Apple vi phạm bản quyền

Vào năm 2010, Motorola cáo buộc dịch vụ MobileMe và gian hàng App Store của Apple xâm phạm nhiều công nghệ thuộc sở hữu của hãng, trong đó có dịch vụ e-mail không dây, cảm biến lân cận, quản lý ứng dụng, các dịch vụ bản đồ và khả năng đồng bộ với nhiều thiết bị. 

motorola va apple

 

Motorola phát đơn kiện “Quả táo” chỉ vài ngày sau khi Microsoft cáo buộc hãng này vi phạm nhiều bằng sáng chế của họ.

Ngoài việc đệ đơn lên tòa án Quận Illinois và Florida, Motorola còn vận động hành lang nhằm kêu gọi Ủy ban thương mại Quốc tế Mỹ ra phán quyết với Apple.

FujiFilm kiện Motorola Mobility vi phạm bản quyền

Vào năm 2012, nhà sản xuất FujiFilm đã quyết định đâm đơn kiện Motorola Mobility (hiện nay là của Google) vi phạm 4 bản quyền công nghệ của mình.

Theo công bố của FujiFilm, 4 bản quyền công nghệ này bao gồm:

- Bản quyền mang mã 6.144.763: công nghệ chụp các hình ảnh đa sắc trên di động và chuyển nó thành ảnh đơn sắc.

- Bản quyền mang mã 6.915.119: công nghệ truyền dữ liệu theo phạm vi sóng tầm ngắn, thông qua việc sử dụng Bluetooth hoặc Wi-Fi.

- Bản quyền mang mã 7.327.886: công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên di động.

- Bản quyền mang mã 5.734.427: công nghệ xử lý hình ảnh có độ phân giải cao vào một hình ảnh có độ phân giải thấp hơn.

FujiFilm cho rằng, Motorola đã sử dụng 4 bản quyền công nghệ nói trên vào các mẫu sản phẩm gồm: Droid X, X2, 2 Global, Bionic, 3, Pro, Atrix 2, Electrify, Photon 4G, XPRT, Defy, Cliq 2 và Titanium handsets.

Minh Vân (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.