SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 25/03/2024
  • Click để copy

Một ngày 25 tiếng sắp trở thành hiện thực?

13:56, 07/06/2018
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học cho biết trong tương lai, một ngày trên Trái Đất có thể sẽ có 25 tiếng do Mặt trăng đang dần xích ra xa Trái đất, tốc độ quay quanh trục của hành tinh ngày càng chậm hơn.

Những ghi chép cổ đại của nền văn minh Babylon, Trung Quốc, Hy Lạp và Arab chỉ ra Trái Đất đang quay chậm dần. Qua xem xét ghi chép về hiện tượng thiên thực (gồm nhật thực và nguyệt thực) từ năm 720 trước Công nguyên, các nhà khoa học kết luận cứ sau 100 năm, ngày trên Trái Đất đang trở nên dài hơn gần hai mili giây (0,002 giây), International Business Times đưa tin.

Lý do đầu tiên và quan trọng nhất đó là Mặt trăng. Lực hút của Mặt trăng tạo nên những đợt sóng ổn định cho các đại dương và vực thẳm của Trái đất. Theo tờ báo Suddeutsche Zeitung của Đức, hành tinh của chúng ta dường như đang trở nên chòng chành hơn.

Trong một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đã chứng minh được việc Mặt Trăng có ảnh hưởng như thế nào tới ngày trên Trái đất. Cụ thể, cách đây 1,4 tỷ năm, Mặt Trăng ở rất gần Trái đất và một ngày lúc đó chỉ kéo dài khoảng 18 giờ. Cho đến ngày nay, 1 ngày đã có 24 giờ và Mặt trăng vẫn đang dần dịch chuyển ra xa hành tinh xanh với vận tốc 3,82 cm/năm.

mot ngay co 25 tieng

 Một ngày 25 tiếng sắp trở thành hiện thực?

Điều này có nghĩa là lượng thời gian mỗi năm sẽ tăng lên một chút ít. Nhóm nghiên cứu đã tính ra rằng kể từ 1,4 tỷ năm trước đến nay, trung bình mỗi năm kéo dài thêm 0,001542857 giây.

Nhờ vậy mà bây giờ mỗi ngày chúng ta có 24 tiếng thay vì 18 tiếng như trước đây.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khẳng định rằng hiện tượng này vẫn đang tiếp tục diễn ra. Sau một loạt tính toán, họ kết luận rằng, trong những năm tới đây, mỗi năm sẽ có thêm 0,001818 giây. Và khoảng 200 triệu năm tới, một ngày trên Trái đất sẽ dài 25 giờ đồng hồ.

Stephen Meyers, giáo sư khoa học địa chất Đại học Wisconsin-Madison cũng là đồng tác giả nghiên cứu, giải thích: “Khi Mặt Trăng di chuyển ra xa, Trái Đất giống như một vận động viên trượt băng nghệ thuật sẽ quay chậm lại khi vươn cánh tay ra ngoài.”

Đó là bởi vì chuyển động của Trái Đất phần nào được quyết định bởi các thực thể xung quanh nó, như các hành tinh khác và Mặt Trăng, những thực thể tác động lực lên nó.

Sự thay đổi của lực này có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo quay quanh Mặt trời của Trái Đất cũng như quỹ đạo nó tự quay quanh mình. Những biến đổi này gọi là vòng tròn Milankovich, quyết định cách ánh sáng mặt trời được phân phối trên Trái Đất, từ đó quyết định nhịp độ quay và khí hậu của Trái Đất.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho biết kết quả trên chỉ mang tính ước lượng bởi có rất nhiều biến đổi về địa chất, trường lực sẽ xảy ra trong 200 năm triệu năm nữa khiến các dự đoán bị sai lệch.

Hải Tùng

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Sau sự các sự cố được ghi nhận liên quan tới hộp số, Genesis sẽ tiến hành triệu hồi 15.645 ô tô SUV GV70. Nhà sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu liên liên với khách hàng chính thức từ 14/5 sắp tới.
Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - TS.BS Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đã được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhờ vào những cống hiến và sức ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Toyota bắt đầu tiến hành chương trình triệu hồi đối với hai mẫu SUV đầu bảng của mình tại Việt Nam, nhằm cập nhật phần mềm điều khiển hộp số.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin của Bệnh viện Massachusetts General ở Boston, một người đàn ông 62 tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối đã trở thành người đầu tiên được ghép thận lợn đã được chỉnh sửa gen.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.