SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Không chỉ Bầu Đức, Bông Bạch Tuyết cũng dính ‘án phạt’ hơn 300 triệu khi vừa trở lại sàn

11:00, 10/02/2018
(SHTT) - Vừa quay trở lại sàn chứng khoán, CTCP Bông Bạch Tuyết đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính tổng cộng 330 triệu đồng với hàng loạt sai phạm.

CTCP Bông Bạch Tuyết vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng 330 triệu đồng vì dính hàng loạt sai phạm, theo thông tin từ Zing.

Bông Bạch Tuyết bị phạt hành chính 60 triệu đồng với lỗi báo cáo tài chính không đúng thời hạn trong các năm 2015 và 2016. Báo cáo thường niên năm 2015 và năm 2016; Tài liệu họp, Biên bản và Nghị quyết họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 và năm 2017.

Với lỗi vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về triệu tập Đại hội đồng cổ đông, doanh nghiệp Bông Bạch Tuyết cũng bị phạt 70 triệu đồng. Ngoài ra, do đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 9 tháng đến 12 tháng, doanh nghiệp này bị phạt thêm 200 triệu đồng.

bong bach

Bông Bạch Tuyết cũng dính ‘án phạt’ hơn 300 triệu khi vừa trở lại sàn.

Năm 2008, doanh nghiệp này cũng bị phạt nặng vì liên quan đến vụ bê bối kiểm toán nghiêm trọng tại doanh nghiệp. Bản thân công ty cũng bị Ủy ban Chứng khoán phạt tổng cộng 90 triệu đồng và hai công ty kiểm toán bị khiển trách.

CTCP Bông Bạch Tuyết tiền thân là nhà máy Cobovina Bạch Tuyết, thành lập năm 1960. Sản phẩm chính là bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ. Sau ngày 30/4/1975, nhà máy Cobovina Bạch Tuyết được Nhà nước quốc hữu hóa và trực thuộc liên hiệp xí nghiệp Dệt Hồng Gấm. Sau đó, nhà máy đổi tên thành xí nghiệp Quốc doanh Bông Bạch Tuyết vào năm 1979. Năm 1992 tiếp tục đổi tên thành công ty Bông Bạch Tuyết. Đây cũng là thời kỳ vàng son của doanh nghiệp này khi sản phẩm của Bông Bạch Tuyết bao phủ khắp thị trường cả nước.

Ngày 10/3/2002, BBT tăng vốn điều lệ lên 68,4 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự tích lũy. Hai năm sau, Bông Bạch Tuyết đã chào sàn HOSE với mã BBT. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thua lỗ đến 15 tỷ đồng (năm 2006, 2007).

Năm 2008 công ty bị bủa vây bởi các khoản nợ ngân hàng. Thời điểm này, bông y tế của Bạch Tuyết chỉ chiếm hơn 60% thị phần, còn băng vệ sinh tụt thê thảm còn khoảng 3% thị phần. Cùng với nợ nần và lục đục nội bộ khiến BBT hủy niêm yết từ ngày 7/8/2009. Năm 2017, BBT chính thức trở lại sàn chứng khoán sau 8 năm vắng bóng.

Khuê Minh

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.