SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Hương đất & Lòng người

06:54, 21/02/2018
(SHTT) - Khác với những năm trước, lần này Lâm Đồng gom lại 2 lần lễ hội Hoa-Trà tại Đà Lạt và Bảo Lộc vào một cho bớt tốn kém ngân sách. Tuy nhiên,“ông trời tạo phản” làm mưa dầm, rét buốt, nên hạn chế lượng khách. Theo đó, các doanh nghiệp (DN) khắp nơi mang hàng hóa đến chào bán cũng bị ế ẩm.

Một tuần ồn ào trong mưa rơi và giá rét với tiêu đề: “Kết tinh từ đất lành”, cuối cùng Fetsival Hoa- Trà Đà Lạt (Lâm Đồng) khép lại, kết thúc cùng năm cũ 2017, bước sang trang mới 2018 (Mậu Tuất). Khác với những năm trước, lần này Lâm Đồng gom lại 2 lần lễ hội Hoa-Trà tại Đà Lạt và Bảo Lộc vào một cho bớt tốn kém ngân sách. Tuy nhiên,“ông trời tạo phản” làm mưa dầm, rét buốt, nên hạn chế lượng khách. Theo đó, các doanh nghiệp (DN) khắp nơi mang hàng hóa đến chào bán cũng bị ế ẩm.

dl 1

 Một rừng thông ven đường quốc lộ 27 bị đốn trụi

Nét xưa nhạt nhòa

Tôi, một cư dân lâu năm Đà Lạt cũng buồn lây theo các DN và bà con nông dân làm lụng quanh năm mang hàng ra phố trưng bày-chào bán, buộc phải đem về với công sức-tiền bạc tốn kém “kép”, tất nhiên được cái tiếng(!)

Nói “ông trời phản” thì có cái lý của nó, còn phản đúng vào dịp lễ hội mới đau chứ! Phải chăng, dân cư tăng, phát triển KT-XH nhanh, tăng trưởng nóng, làm biến đổi khí hậu,môi trường dẫn đến hậu quả nhãn tiền? Xin dẫn một vài con số và sự kiện phát triển nóng KT-XH trong những năm gần đây: Diện tích nguyên sơ của TP-Đà Lạt khoảng 49 ngàn hécta (chưa kể điều chỉnh địa lý hành chính), trong đó đất ở và đất SX nông nghiệp khoảng 10 ngàn ha, số còn lại đất rừng và rừng thông nguyên sinh. Nhiều năm qua, dân nhập cư đến với số lượng tăng tốc ít nhất 8-9%/năm. Vì vậy nên đất rừng, ao hồ sông suối biến thành đất nông nghiệp và nhà ở không thống kê xiết. Sau nhiều năm chuyển đổi và lấn chiếm đất rừng gieo trồng các loài rau hoa, SX theo các chương trình công nghệ cao (CNC) đến nay đất nông nghiệp tăng gấp đôi. Theo thống kê, Lâm Đồng có trên 49 ngàn ha SX rau hoa-củ quả, trong đó có gần 20 ngàn ha SX rau ôn đới theo chương trình CNC. Phần lớn đất này tọa lạc nơi độ cao 1.000-1500m, tập trung tại TP-Đà Lạt và các huyện vùng phụ cận Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương.

Ngoài yếu tố tự nhiên, nước - phân - cần - giống, SX-CNCcòn có mản nhà lưới, nhà kính hàng ngàn ha, đan kín các thửa rau xanh thành một màu trắng buốt. Bạn hãy đến Đà Lạt chọn một chỗ thật cao nhìn xuống thành phố ngàn hoa tránglệ ngày nào là những ngôi nhà ống lố nhố không còn những cây thông đan xen. (Xin nói thêm: hiện nay TP. Đà Lạt chỉ còn khoảng150 biệt thự cổ so với thống kê năm 1975-1976 2.250 ngôi). Và, vành đai của những ngôi nhà ấy là mảng rau xanh xưa nhấp nhô dưới rặng thông già, nay thay vào đó là những băng đất mới san ủi bằng phẳng trải thảm một màu trắng nhà kính. Đất lành không còn nơi thở, nhưng đất mang lại nhiều lợi lộc cho người SX, cho chủ đầu tư… góp phần tăng trưởng kinh tế 8,16% năm 2017của tỉnh Lâm Đồng, thu ngân sách (thu thuế) trên 6 ngàn tỷ, vượt 5%KH, trong đó Đà Lạt chiếm hơn 1/3? Đà Lạt ngoài nguồn thu du lịch-nhà nghỉ, rau hoa cũng mang lại nguồn lợi đáng kể. Với 20 ngàn ha rau-hoa ôn đới của Đà Lạt và vùng phụ cận, hàng năm đất “nhả” ra khoảng 2,2 triệu tấn rau xanh và 3 tỷ cành hoa xuất đi 14 nước và tiêu thụ nội địa, mang lại nguồn lợi hàng ngàn tỷ đồng, nguồn ngoại tệ thu về khiêm tốn nhưng góp phần vào 550 triệu USD/năm cho tỉnh Lâm Đồng.

Vòng xoay của đất

 Kinh tế Lâm Đồng là tính chung, còn đặc thù KT-XH, yếu tố tự nhiên, phân bổ cây trồng canh nông chia làm hai vùng Nam - Bắc rõ ràng (trước 2 tinh Đà Lạt-Tuyên Đức và Bảo Lộc-Lâm Đồng nhập chung thành Lâm Đồng) nên phần lớn 279 ngàn đất SX nông nghiệp tọa lạc ở phía Nam. Phía Nam cũng là vùng đất đỏ bazan tiếp giáp với Đắc Nông-Đắc Lắc nên trước năm 1975 đã hình thành các đồn điền trà-cà phê. Dân cư 2 tỉnh lúc đó khoảng 250 ngàn người, phần lớn sinh sống nơi các thị tứ, làm công nhân đồn điền và sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ.Đồng bào các sắc dân tại chỗ chiếm khoảng 1/5 dân số. Họ sinh sống nơi các buôn vùng sâu xa, SX tự túc tự cấp, không mua bán giao lưu hàng hóa như bây giờ nên đất rừng “ngủ yên”. Sau năm 1975, dân di cư đến đông, đặc biệt những năm 1990 – 2010,  kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, người dân nhập cư đến nhiều mua gom đất, phá rừng vỡ hoang trồng cây CN lâu năm như: chè, ca phê, dâu tằm, tiêu điều…nay đến phiên mắc ca, bơ cao sản, cây thuốc. Hiện nay toàn tỉnh có gần 279 ngàn ha đất SX nông nghiệp, diện tích trồng cây lâu năm chiến hơn 2/3, cà phê trên 155 ngàn ha, chè 21,2 ngàn ha, trên 3 ngàn ha chè cao sản giá trị kinh tế cao, làm ra trà thương phẩm Ô lông, bán giá 2, 3 triệu đồng/kg, so với trà ướp hương, trà đen truyền thống xuất sang Đông Âu 7 - 8 chục ngàn/kg. Ngoài ra, cây dâu tằm dưới thời TGĐ Nguyễn Văn nổi đình đám, lúc cao điểm trồng trên chục ngàn ha, xây nhà máy SX chế biến hàng ngàn tấn tơ lụa. Sau nhiều năm bị bạn hàng Trung Quốc “phản thùng” thị trường, giá cả trượt dài, nhưng Bảo Lộc vẫn còn mệnh danh là thủ phủ dâu tằm-tơ lụa của Việt Nam.

dl 2

Rừng bị đốn dành đất cho sản xuất 

dl 3

Một góc vườn đồi ở Đơn Dương 

Nhờ vùng đất bazan phía Nam làm ra nhiều sản vật xuất khẩu, nên hàng năm mang về cho Lâm Đồng 550 triệu USD. Trong đó cà phê khoảng 155 ngàn ha, sản lượng cà phê nhân 430 ngàn tấn, chè chế biến xuất khẩu gần 17 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu 36 triệu UDS. Trà Ô lông và cà phê Arabica Cầu Đất lả hai sản phẩm nổi tiếng của Đà Lạt-Lâm Đồng. Cầu Đất cũng là nơi ra đời nông trường chè đầu tiên ở Đông Dương do một người Pháp xây dựng hồi đầu thế kỳ 20, nay vẫn còn hiện hữu bên cạnh giống trà mới-Ôlông(Kim tuyên, Tứ quý, Thúy ngọc, 27…)

Nhìn chung, kinh tế Lâm Đồng-Đà Lạt trong vòng mấy năm gần đây tăng trưởng khá so các các tỉnh Tây nguyên và cả nước (năm 2017 đạt 8,16%-cả nước 6,81%). Thu nhập bình quân đầu người 54,2 truệu/năm, Đà Lạt là 79 triệu (!) Những sản phẩm chính đã có thương hiệu và thị trường chấp nhận, đạt kim ngạch gấp 8-10 lần so với 5 năm trước. Nhiều vùng chuyển đổi cây trồng, áp dụng CNC đã thay đổi rõ ràng. Chẳng hạn như huyện Đơn Dương, diện tích tự nhiên ít-gần 60 ngàn ha, 26 ngàn ha đất nông nghiệp, thì gần 18 ngàn ha chuyển đổi cây trồng ngắn ngày, nuôi gần 12 ngàn con bò sữa, SX hàng triệu tấn hàng hóa.Năm 2016 nông dân làm ra khoảng 400 ngàn tấn cà chua thương phẩm, và hàng trăm ngàn tấn rau xanh, được mệnh danh là “ xứ vua cà chua” của cả nước, một trong số ít huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới Việt Nam.

dl 4

 Đồi chè Bảo Lộc

Đơn Dương chỉ có ngần ấy đất ruộng, diện tích còn lại rừng già, đồi núi cao của dãy Đông Trường Sơn giáp Ninh Thuận-Bình Thuận, nên muốn khai hoang cũng không có chỗ, ngược lại các huyện phía Nam đất rừng bằng phẳng, nên tiến độ vỡ hoang, lấn chiếm đất rừng lớn.Cụ thể là cách đây 5 năm, diện tích cà phê khoảng gần 100 ngàn ha, tổng sản lượng 200 ngàn tấn, nay tăng gấp hơn 2 lần. Diện tích cà phê tăng bao nhiêu thì ngần ấy rừng bị xâm lấn tàn phá.

Lâm Đồng có tổng diện tích tự nhiên 978 ngàn ha, gần 60% rừng và đất rừng. Đó là con số thống kê “cứng”, còn phần “mềm” hàng năm bị tiêu hao bao nhiêu đất rừng thì khó “ đoán định”. Bởi lẽ, ngoài diện tích phá rừng, khai hoang lập làng mới, trồng cây CN dài ngày của những đợt di dân khổng lồ, tăng dân số lên gấp 2 lần 10 năm trước (hiện tại 1,2 triệu) thì những dự án, công trình khai hoang mới làm thủy điện, khai thác Bôxit-nhôm, các ôngchủ DA nhận rừng làm kinh tế đã biến thành đất nông nghiệp không thể thống kê hết. Lâm Đồng một thời gian dài nổi như cồn về chuyện rao bán DA công khai trên mạng. Các đại gia từ miền Bắc vào, Sài Gòn lên “xin” tỉnhthành lập DA, sau khi được tỉnh “gật” cấp phép giao rừng; các ông chủ không triển khai quản lý bảo vệ rừng mà quay về cố hương rao bán DA. Riêng các DA thủy điện được thành lập, mua bán, trao tay đứng đầu các tỉnh miền Trung-Tây nguyên (57 DA), đang điều chỉnh rút bớt 28 DA. Nếu Lâm Đồng triển khai hết các DA thủy điện, đắp đập, ngăn dòng sông suối thì đất rừng biến thành ao hồ gấp bội lần những công trình hiện nay.

dl 5

 Đồi chè Bảo Lộc

Dẫn ra những dữ kiện trên, mong hầu các nhà hoạch định kinh tế chiến lược, chính quyển các cấp cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế và hậu quả biến đổi khí hậu-môi trường năm 2018 và những năm tiếp theo. Mặc dầu định hướng phát triển kinh tế của tỉnh đến năm 2020: sẽ ổn định đất sản xuất nông nghiệp khoảng 300 ngàn ha, giá trị hoa lợi 170 triệu đồng/ha/năm, ổn định cây cà phê 150 ngàn ha, chè 25 ngàn, dâu tằm 6 ngàn, rau hoa 65,8 ngàn, tiêu-điều trên 10 ngàn…và sau nữa là 100 ngàn con bò nền, 50 ngàn con bò sữa, thu hoạch 200 ngàn tấn sữa/năm…

Đất về lại đất, nhưng…

dl 6

 Một góc vườn của nông dân Đà Lạt 

Đó là kế hoạch, là ước muốn.Còn con chữ ấy biến thành hiện thực, điều cần và đủ, là gỉải pháp nào nhằm khống chế diện tích vỡ hoang phá rừng trong khi dân số tiếp tục tăng, là điều đáng phải quan tâm, giải quyết. Việc khống chế ở mức 150 ngàn ha cà phê, chiếm 50% đất SX có thể được, với điều kiện giá cà phê nhân ổn định như hiện nay 40-45 ngàn/kg. Nếu cà phê thế giới nhích lên 60 - 65 ngàn đồngnhư mấy năm trước, thì nông dân ắt sẽ tiếp tục xà xẻo rừng trồng cà phê. Thưc tế là không thể nào chuyển đổi đất trồng chè-cà phê, tiêu, điều, cây lâu năm nói chung sang trồng cỏ, nuôi bò, SX rau hoa CNC. Bởi, hầu hết đất trồng cây CN lâu năm là đất bazan, gò đồi, triền dốc, thiếu nguồn nước tưới, chỉ phù hợp với loài cây lâu năm, nó thay rừng chống xói mòn, giữ nước;còn rau hoa, đồng cỏ không phù hợp với loài đất ấy. Nên muốn tăng sản lượng rau hoa, bằng cách cải tiến CNC, tăng vòng quay của đất lên 2,3 vụ gieo trồng/năm, nếu tăng gần 17 ngàn ha SX rau hoa so với hiện tại 49 ngàn ha lấy đâu ra đất?Con số này có thể rất không thực tế(!)

dl 7

Một số cây thông cổ thụ ven đường ở Đà Lạt 

Đất còn đó, trải qua bao đời vẫn cò đó, luôn phục vụ con người, nuôi sống con người và vạn vật. Dẫu lòng người có thay đổi, băm vằm, xà xẻo da thịt nó, nhưng đất vẫn chung thủy với người.  Hương đất chung thủy-lòng người thay đổi. Quả là ngày xưa, các vị tiền nhânđã dạy câu “Thổ lai hoàn thổ”!

Tiếng Dân

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 7 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.