SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ Giang Kim Đạt và đồng bọn trong đại án tham ô tại Vinashines

11:00, 17/08/2017
(SHTT) - Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Giang Văn Hiển có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Bị cáo Giang Văn Hiển đang tại ngoại tại TP.HCM.
gkd

 Giang Kim Đạt và bố đẻ là Giang Kim Hiển ở phiên xét xử sơ thẩm

Hôm nay 17/8, TAND Cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử cha con bị cáo Giang Kim Đạt trong vụ án tham ô tài sản và rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines).

Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Giang Văn Hiển có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Bị cáo Giang Văn Hiển đang tại ngoại tại TP. HCM.

Bị cáo Giang Kim Đạt mời bốn luật sư Phan Trung Hoài, Vũ Gia Trưởng, Phạm Hương Giang, Nguyễn Đăng Trừng bào chữa cho mình tại phiên phúc thẩm. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Văn Sơn. Đại diện VKS tại tòa là các kiểm sát viên Vũ Minh Đức, Phạm Minh Yến.

Trước đó, hồi tháng 2/2017, TAND TP.Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên Giám đốc Vinashinlines và Giang Kim Đạt, nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh Vinashinlines án tử hình vì tội tham ô tài sản.

Xử phạt bị cáo Trần Văn Khương mức án tù chung thân về tội Tham ô tài sản; Giang Văn Hiển (bố Giang Kim Đạt) 12 năm tù tội Rửa tiền.

Báo Vietnamnet trích dẫn bản án sơ thấm thể hiện, quá trình thực hiện dự án mua tàu và khai thác, kinh doanh cho thuê tàu biển, Liêm, Đạt và Khương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của Vinashinlines hơn 260 tỷ đồng.

Trong đó, Trần Văn Liêm chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng, Giang Kim Đạt 255 tỷ đồng, Trần Văn Khương 110.000 USD.

Số tiền tham ô được chuyển vào tài khoản của Giang Văn Hiển. Sau khi nhận được tiền chuyển vào tài khoản của mình, ông Hiển đã rút tiền mặt đưa cho Giang Kim Đạt, đồng thời mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 ô tô đứng tên mình và người thân.

HĐXX xét thấy, các tài sản kê biên gồm 40 bất động sản, 2 ô tô nhằm đảm bảo thi hành án, tổng giá trị trên 100 tỷ đồng, không cần thiết phải trưng cầu định giá.

Tại thời điểm xảy ra vụ án, các bị cáo giữ các chức vụ tại Vinashinlines, toàn bộ vốn mua tàu là của Vinashin. Hiện Vinashinlines còn nợ hơn 48 triệu USD tiền mua tàu của Vinashin. Đến nay, Vinashinlines chuyển sang Vinaline, nhưng Vinashinlines vẫn nợ Vinashin, nên HĐXX xác định nguyên đơn dân sự là Vinashin.

 HĐXX cũng buộc các bị cáo phải bồi thường trả cho Vinashin hơn 260 tỷ đồng; trong đó Đạt phải bồi thường 255 tỷ đồng; Liêm hơn 3 tỷ đồng và Khương hơn 1,7 tỷ đồng.

Sau bản án sơ thẩm, Giang Kim Đạt (nguyên quyền trưởng phòng Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines) gửi đơn kháng cáo toàn bộ bản án.

Các bị cáo khác là Trần Văn Liêm (nguyên TGĐ Vinashinlines), Trần Văn Khương (nguyên kế toán trưởng Vinashinlines và ông Giang Văn Hiển (cha đẻ Giang Kim Đạt) cũng đồng loạt kháng cáo toàn bộ bản án.

PV (t/h)

Tin khác

Pháp luật 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức Hội thảo khoa học tham vấn, trao đổi, thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 2 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.