SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Hoa quả nhập ngoại kém chất lượng vẫn được “tung hô” và “phù phép” để qua mắt người tiêu dùng

07:21, 09/01/2019
(SHTT) - Thời điểm cuối năm, nhu cầu hoa quả của người dân tăng lên gấp đôi so với với ngày thường. Lợi dụng nhu cầu và sự sính ngoại của người tiêu dùng, nhiều đối tượng kinh doanh đã không bỏ qua cơ hội trục lợi, phù phép hoa quả từ Trung Quốc thành những loại hoa quả ngon, có giá trị kinh tế.

Dán mác bằng miệng

Hiện nay, giá các sản phẩm hoa quả nhập khẩu so với thời điểm cách đây 3,4 năm đã giảm rất nhiều, bởi hiện tại có nhiều nhà phân phối nhập hàng với số lượng lớn, khiến giá thành hạ thấp. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, mức giá này vẫn còn khiến nhiều người tiêu dùng phải e ngại khi mở ví. Vì thế, các sản phẩm hoa quả nhập khẩu như táo lỗi, lê lỗi... với mức giá chỉ bằng 1/3 thậm chí 1/4 so với sản phẩm “chuẩn” thời gian gần đây đang được nhiều người tiêu dùng săn lùng.

Không chỉ xuất hiện tràn lan trên mạng mà tại cửa hàng, siêu thị, bên cạnh những kệ hoa quả ngoại nhập tươi ngon là những rổ hoa quả ngoại đã xuống sắc được bán hạ giá. Theo đó, các loại hoa quả nhập ngoại từ táo Mỹ, lê Nam Phi , ổi giống Đài Loan... được bán đại hạ giá từ 60% - 70% như táo Envy New từ 110.000 đ xuống còn 48.800đ/kg, lê Corrella từ 89.000đ/kg xuống còn 27.500đ/kg ... Những quầy hàng này thường được xếp chung với danh mục các mặt hàng được xả vào dịp cuối tuần, khi lượng người tìm đến siêu thị mua sắm đông đúc hơn ngày thường.

hoa-qua-nhap-ngoai-kem-chat-luong-van-duoc-tung-ho-va-phu-phep-de-qua-mat-nguoi-tieu-dung-122927

 Hoa quả nhập ngoại "rởm" giá rẻ bày bán khắp các siêu thị 

Rõ ràng, với mức giá nêu trên, thật khó có thể mua được tại các siêu thị nên hút một lượng khách việc khách tìm đến xem và lựa chọn khá đông. Bản thân người viết bài này cũng đã không ít lần vì tiếc cơ hội mua hoa quả ngoại, giá rẻ mà nán lại những sạp hàng giảm giá kia mà “nâng lên đặt xuống”. Vì thế, chốc chốc lại thấy nhân viên siêu thị chở thêm hàng từ kho để bày thêm không còn là sự lạ.

Ngược lại, VN là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp với nhiều loại cây trồng trên thế giới (mùa nào thức ấy). Hoa quả của VN đã có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, kể cả những thị trường khó tính như EU và Mỹ. Có một nghịch lý là VN lại đang nhập khẩu rất nhiều hoa quả từ Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, Australia... Nhưng nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc được nhập khẩu tiểu ngạch từ TQ về được dán mác, trở thành những mặt hàng chất lượng cao và bán với giá “cắt cổ”.

Các loại hoa quả nhập khẩu không chỉ được bày bán trong các siêu thị lớn mà còn trên bất kỳ đường phố nào ở Hà Nội và các thành phố lớn cũng dễ dàng bắt gặp các điểm bán hoa quả nhập khẩu. Các cửa hàng đều treo băng-rôn, biển hiệu quảng cáo hoa quả nhập ngoại 100%, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng... Có thể nói, sự góp mặt của các sản phẩm hoa quả nhập khẩu làm phong phú thêm thị trường, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng có điều kiện kinh tế khá giả. Tuy nhiên, chất lượng và giá bán những sản phẩm này còn nhập nhèm, thiếu công khai, minh bạch, khiến thị trường hoa quả nhập khẩu đang ở trong tình trạng "vàng thau lẫn lộn".

Nó được các đầu lậu dán tem và “khoác” cho mác hàng nhập khẩu. Một vấn đề nữa là hiện các giống cây xoài Thái, nho, táo Mỹ... đã được trồng ở TQ, nhưng do thổ nhưỡng, cách chăm bón, bảo quản không đúng quy trình nên chất lượng không bằng, nhưng đã được đội lốt và “chém” đẹp NTD. Táo TQ luôn có hình thức đẹp, nhưng ăn xốp, không giòn như táo từ Australia, Mỹ hay New Zealand, còn nho TQ thường ngọt lợ chứ không ngọt sắc.

Rất khó phân biệt

Được biết, khi chuyển hàng về sạp, các chủ hàng đã đánh lừa người tiêu dùng bằng việc bóc nhãn có ghi xuất xứ hàng từ Trung Quốc trên vỏ hộp. Do trên thùng lúc này không có bất kỳ thông tin nào về xuất xứ hàng nên khách hàng không thể biết chính xác loại quả mình mua do nước nào sản xuất. Khi khách hàng có thắc mắc thì được giải thích: “cam Mỹ” là cam giống của Mỹ, táo Fuji Nhật Bản là giống táo Nhật, ổi Thái Lan có giống từ Thái Lan nhưng được trồng tại Trung Quốc…

Các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng hoa quả Trung Quốc nhập lậu đồng thời chỉ ra một số điểm giúp người tiêu dùng phân biệt các loại hoa quả đang bày bán tràn lan trên thị trường. Tuy vậy đến thời điểm hiện tại, khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của hoa quả ngoại nhập, hầu hết người tiêu dùng chỉ biết lắc đầu và đành tin vào lời của người bán hàng. Bên cạnh đó, hiện một số loại hoa quả Trung Quốc như cam, măng cụt, xoài cũng được đổi xuất xứ thành hoa quả Việt Nam. Nguyên nhân là do sự chênh lệch khá lớn về giá giữa hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc. Người tiêu dùng rất khó để phân biệt hàng có nguồn gốc từ đâu mà chỉ những người trong nghề mới biết.

Khó xử lý

Hiện nay mặt hàng hoa quả tươi được bày bán tại các cửa hàng bên ngoài hay ngoài chợ không được đóng gói bao bì và không thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ nên rất khó xác định nguồn hàng này có phải là hàng ngoại nhập như các chủ hàng quảng cáo hay không. Bên cạnh đó, hầu như các loại hoa quả ngoại có nguồn gốc từ Mỹ, Úc, New Zealand,… này hầu hết được người bán chuyển tải đến người mua bằng miệng, hay chỉ bằng những chiếc tem dán bên ngoài ghi rất đơn giản, chung chung nên không thể xử lý vi phạm liên quan đến vấn đề nhãn hiệu hàng hóa. Về nguyên tắc, cơ quan quản lý thị trường chỉ có thể xử lý vi phạm khi sản phẩm được đóng gói, bên ngoài bao bì có ghi nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng,…

Nhưng ở đây các loại hoa quả bày bán tại nhiều khu vực chợ hay các quầy hoa quả bên ngoài chỉ ghi rất chung như: USA, New Zealand mà không ghi là xuất xứ từ Mỹ hoặc xuất xứ từ New Zealand. Đáng nói hơn, một số tiểu thương còn ghi sai một trong những chữ cái tên của một nước ở tem dán trên mặt hoa quả gây khó khăn đến công tác xử lý vi phạm do không đủ căn cứ để xử lý. Đối với mặt hàng hoa quả tươi được bày bán trong siêu thị cơ quan quản lý thị trường dễ dàng kiểm tra và xử lý hơn nhiều vì hầu hết hàng hóa được các siêu thị nhập về đều có hóa đơn, chứng từ cụ thể. Trong trường hợp kiểm tra, cơ quan chức năng chỉ việc đối chiếu thực tế các loại giấy tờ với hàng hóa bày trên kệ là biết được hàng hóa có nguồn gốc xuất xừ từ đâu, chất lượng có đảm bảo hay không.

Vấn đề nữa là, với tâm lý muốn mua hàng rẻ tiền, nhiều người dân ít quan tâm đến nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Còn với người bán, mặc dù biết là sản phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc không bảo đảm chất lượng, nhưng vì chạy theo lợi nhuận cho nên cố tình bán các sản phẩm này cho người dân. Tình trạng hoa quả nước ngoài kém chất lượng và "đội lốt" hàng Việt đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Nếu không có biện pháp hữu hiệu, uy tín của hoa quả Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Song điều khó nhất hiện nay là ở các địa phương, hàng giả danh hàng Việt chỉ được phát hiện sau khi đối tượng vận chuyển khai nhận. Còn khi đã lưu thông ra thị trường thì rất khó kiểm soát. Trong khi đó, số lượng mặt hàng hoa quả giả mạo hàng Việt được phát hiện cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong lượng hàng hóa rất lớn không được kiểm soát về chất lượng đang trôi nổi trên thị trường hiện nay.

Giải pháp “cứu thoát” người tiêu dùng

Ðể lành mạnh hóa thị trường hoa quả, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng, các ngành chức năng cần tăng cường các biện pháp trong việc kiểm soát chặt chẽ mặt hàng hoa quả nhập khẩu; có hình thức xử phạt đủ sức răn đe đối với các trường hợp thay đổi nhãn mác, sử dụng chất bảo quản, các lô hàng không rõ xuất xứ có hóa chất độc hại. Mặt khác, cần phát triển các vùng chuyên canh các loại cây đặc sản, xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Trái cây trong nước khi bán ra thị trường cũng nên có nhãn mác ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, được bảo hộ thương hiệu, có sự can thiệp điều chỉnh giá để vừa bảo đảm lợi ích cho người sản xuất và nhà phân phối mặt hàng này. Mỗi người tiêu dùng cần trở thành người tiêu dùng thông thái thông qua việc chọn lựa những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để bảo đảm cho sức khỏe của chính mình và cả cộng đồng. Trước khi quyết định mua và sử dụng các loại hoa quả nhập ngoại, người tiêu dùng nên tìm tới các địa chỉ uy tín, biết rõ quy trình trái cây được nhập và phân phối để mua hoa quả bảo đảm chất lượng.

Bùi Hương

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.
Liên kết hữu ích