SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Gửi tiền ngân hàng: Muốn được bảo vệ quyền lợi khi ngân hàng phá sản là không hợp lý

07:17, 21/11/2017
(SHTT) - Theo Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, anh không kinh doanh nhưng gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng kinh doanh và anh được hưởng lợi từ lãi suất. Khi ngân hàng rủi ro phá sản mà vẫn muốn được bảo vệ quyền lợi là không hợp lý.
giao dich ngan hang
Với mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng như hiện nay thấp hơn nhiều mức người dân gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy nếu ngân hàng phá sản lấy tiền ở đâu để bù vào mức chi trả còn thiếu?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khi giải trình trước Quốc hội đã nêu nguyên tắc trong việc cho phá sản ngân hàng là phải "tránh đổ vỡ và gây mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm lợi ích của người gửi tiền, không ảnh hướng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật tự an toàn xã hội".

Để thực hiện được điều này, Chính phủ có thể quyết định áp dụng việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng. Nguồn sử dụng để hỗ trợ chi trả sẽ không dùng ngân sách Nhà nước, theo đúng nghị quyết của Quốc hội, vậy nguồn lực này Nhà nước sẽ lấy từ đâu?

Trao đổi với phóng viên Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, việc Quốc hội thông qua việc cho phá sản ngân hàng là một bước tiến trong quá trình đi lên kinh tế thị trường. Qua đó sẽ không giải quyết dứt điểm được những tổ chức tín dụng yếu kém.

Về vấn đề quyền lợi người gửi tiền ông Bùi Kiến Thành cho rằng không nên suy nghĩ kiểu bao bọc quyền lợi người gửi tiền bởi bản chất người gửi tiền vào ngân hàng được hưởng lãi suất. Anh có tiền anh không kinh doanh nhưng gửi vào ngân hàng để ngân hàng kinh doanh và anh được hưởng lợi từ lãi suất. Khi ngân hàng rủi ro phá sản mà vẫn muốn được bảo vệ quyền lợi là không hợp lý.

buikienthanh
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Theo ông Thành, trong luật đã ghi rõ khi phá sản thì chi trả quyền lợi người gửi tiền bằng mức bảo hiểm tiền gửi, cho dù Chính phủ có tiền không nên bù vào.

Theo Bộ Tài chính đến nay nợ công đã chiếm hơn 60%GDP, sát mức trần mà Quốc hội cho phép. Hiện một năm trả lãi nợ công hơn 100.000 tỷ đồng, dự báo đến năm 2020 sẽ chạm mức 250.000 tỷ đồng.

Chưa hết thâm hụt ngân sách đang ở mức cao, Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2016 thâm hụt ngân sách khoảng gần 192.000 tỷ đồng. Thâm hụt ngân sách 4 tháng đầu năm 2017 là 20.100 tỷ đồng.

Với tình hình tài chính, ngân sách khó khăn như trên ông Thành cho rằng Chính phủ không nên lo lắng việc tìm nguồn tiền bù vào khoản chi trả cho người gửi tiền nếu ngân hàng phá sản. Dù Chính phủ lấy nguồn tiền ở đâu đi chăng nữa cuối cùng người chịu trách nhiệm vẫn là Nhà nước. Khi Nhà nước ôm vào thì cuối cùng vẫn lấy nguồn lực của người dân để trả nợ.

Theo ông Thành khi chấp nhận cho ngân hàng phá sản tức là tuân thủ tính chất thị trường nhưng đây mới là thị trường “nửa vời”. Với cách làm này người gửi tiền sẽ càng ung dung từ đó không có ý thức trong việc lựa chọn tổ chức tài chính tốt, thay vào đó chạy theo lãi suất tiền gửi.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, dự thảo Luật đã được rà soát để bảo đảm đúng chủ trương theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, theo đó không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế.  

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật đã giao Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Việc chi trả tiền gửi vượt hạn mức, mức chi trả, nguồn chi trả đối với người gửi tiền là cá nhân trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng sẽ tùy thuộc vào tình hình nguồn lực nhà nước theo từng thời kỳ và theo mức độ tác động của từng trường hợp phá sản cụ thể, do vậy không quy định trong luật.

Hoàng Linh

 

Quốc hội đồng ý cho phá sản ngân hàng yếu kém

Quốc hội vừa thông qua Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi theo đó các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt có thể tiến hành phá sản để tái cơ cấu các TCTD trong hệ thống.

 

Cho phá sản ngân hàng: Bỏ thì thương, vương thì tội

Theo Chuyên gia kinh tế -TS Bùi Trinh, vấn đề cho phá sản ngân hàng ngân hàng yếu kém hiện nay dù lựa chọn như thế nào cũng rất khó bởi tác động rất lớn đến nền tài chính quốc gia.

 

Phải cho phá sản ngân hàng để trị căn bệnh ham lãi suất của người gửi?

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, ngân hàng phá sản là cách tốt nhất để người gửi tiền thức tỉnh giấc mơ làm giàu trên lãi suất huy động, đảm bảo yếu tố thị trường của ngành tài chính.

Tin khác

Kinh tế 16 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thời gian vừa qua, trước diễn biến của thị trường vàng thế giới và trong nước, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tiến hành tuyên truyền, rà soát 127 điểm kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh gia công, chế tác và kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh.
Liên kết hữu ích