SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Gucci và Guess: 10 năm cho cuộc chiến tranh chấp bản quyền logo

06:38, 30/01/2019
(SHTT) - Năm 2009, Gucci đệ đơn kiện Guess vì đã ngang nhiên sử dụng thiết kế logo của mình nhằm mục đích vụ lợi. Cuộc chiến pháp lý kéo dài ngót nghét 10 năm đã đi đến hồi kết.

Nhắc đến Gucci không thể không nhắc đến vụ kiện đình đám của thương hiệu này với Guess. Sau thời gian kiện tụng ròng rã gần một thập kỉ tại Toà án quốc tế, đại diện của nhà mốt Ý, Gucci và thương hiệu Guess đã xác nhận rằng cả hai bên đã đạt được thỏa thuận về luật sở hữu trí tuệ, cùng các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu toàn cầu.

Gucci, thương hiệu thời trang Ý cao cấp và danh giá bậc nhất
o30_cover

 

Gucci là thương hiệu thời trang Ý được thành lập tại Florence, Ý vào năm 1921 và kể từ đó họ đã tuyên bố mình là một thương hiệu hàng đầu về cung cấp quần áo sang trọng, đồ trang sức và các trang phục khác. Hầu hết các sao điện ảnh, những người nổi tiếng đều mong muốn được hợp tác cùng thương hiệu đình đám này. Và dĩ nhiên, những người giàu có đều tìm kiếm sản phẩm của Gucci và thương hiệu thực sự bắt đầu nâng cao vị trí của mình trong ngành thời trang cao cấp.

Tính đến thời điểm hiện tại, Gucci có doanh thu hơn 5 tỷ đô la và trở thành thương hiệu Ý bán chạy nhất trên thế giới. Bởi vậy, khi nói về Gucci, người ta thường nhớ đến một trong những "nhân vật quyền lực bậc nhất" giới thời trang cao cấp thế giới.

Guess, thương hiệu thời trang jeans đình đám Mỹ
80s

 

Ra đời muộn hơn, Guess là thương hiệu thời trang Mỹ mang lối sống trẻ, gợi cảm và sành điệu. Mẫu logo của Guess, có thể được xem là một trong những thiết kế logo kém đơn giản nhất của giới thời trang, mang hàm ý và sự gợi nghĩa riêng của thương hiệu. Logo có 3 màu cơ bản trắng – đỏ – đen, bao gồm tên thương hiệu Guess, dấu chấm hỏi, chữ “Washed jeans” biểu đạt dòng sản phẩm đầu tiên mang tính biểu tượng, cùng với những con số 1201 và 1203, tất cả được đặt trong một hình tam giác ngược.

Guess nổi tiếng là thương hiệu đi đầu trong phong trào khởi xướng phong cách đen-trắng tại các chiến dịch quảng cáo của mình, trở thành nét đặc trưng riêng, và khẳng định dấu hiệu nhận biết của thương hiệu.Ngoài ra, các sản phẩm nổi tiếng của hãng có thế nhắc đến đồng hồ thời trang và sản phẩm thời trang cho mọi lừa tuổi.

Gucci và logo chữ "G lồng ghép" đặc trưng của hãng
547967_9U8BT_8994_001_100_0000_Light-Ophidia-GG-medium-backpack

 Logo chữ "G" nổi tiếng của thương hiệu Ý

Vào năm 1933, một trong 6 người con của cha đẻ Gucci, Aldo Gucci, đã thiết kế logo cho thương hiệu Gucci. Aldo đã kết hợp chữ cái đầu của cha mình thành hai chữ G lồng ghép vào nhau. Logo Gucci thường được trưng bày bằng màu vàng, màu sắc đại diện cho sự sang trọng và xa xỉ của thương hiệu Gucci.

Thiết kế logo cũng có tên Gucci được viết rõ ràng trên biểu tượng chữ G đôi, để đảm bảo thể hiện được tầm quan trọng của tên thương hiệu.Biểu tượng này còn gắn liền với câu chuyện cha đẻ Gucci từng bán các phụ kiện dành cho ngựa.

Với bề dày lịch sử hơn 8 thập niên, Gucci xây dựng logo chữ G gắn liền với tên tuổi của hãng. Chính vì sự phổ biến và dễ bắt chiếc, các sản phẩm được đóng dấu với logo "fake" Gucci có ở khắp mọi nơi và những người lừa đảo tìm cách sao chép logo này trên các sản phẩm.

Logo “G” – khởi nguồn cuộc chiến pháp lí

Guess sản xuất ra một số sản phẩm như: giày, túi xách và ví với màu sắc và họa tiết chữ G rất giống với các sản phẩm đặc trưng của Gucci. Do vậy, Gucci đã đệ đơn kiện với cáo buộc rằng Guess và một số sản phẩm được cấp phép bởi Guess đã vi phạm hoặc làm giả thương hiệu cũng như bắt chước các bộ sưu tập và hình ảnh của họ trong nhiều năm qua.Khi đâm đơn kiện ra toà, Gucci mới phát hiện ra bên trung gian sản xuất giày là công ty giày Fisher đã bán họa tiết độc quyền của Gucci cho Guess.

Screen+Shot+2018-04-18+at+1.01.08+PM

 Logo của Gucci (bên trái, giữa) với Logo project “G by Guess” (bên phải)

Theo Luật sư Luis Ederar thuộc văn phòng luật trứ danh Arnold & Porter ở New York, người được Gucci ủy quyền thay mặt, thì thân chủ của ông khởi kiện trước tiên từ logo thương hiệu. Quả thực thoạt trông chữ "G" logo Guess nom rất giống biểu trưng thương hiệu Gucci, khiến khách hàng dễ ngộ nhận rằng mua được đồ Made in Italia giá rẻ, còn trong thực tế họ lại đang tiêu thụ hàng của Guess. Kế đến là lĩnh vực mẫu mã.

gucci-e1334096299524

 Chỉ cần nhìn qua người tiêu dùng cũng sẽ lầm tưởng cả 2 cùng 1 thương hiệu

Đơn kiện phát xuất từ Italia đã liệt kê một loạt các kiểu dáng mà Guess sao chép gồm quần áo, giày dép và đồ da. Guess đã tận dụng mạng lưới bán sỉ hùng hậu của mình hòng cung cấp những mặt hàng tương tự rẻ gấp nhiều lần so với giá chính hãng. Ngoài ra, Gucci còn đòi Guess phải triệt thoái khỏi thị trường bán lẻ những phụ kiện đi kèm, vốn gây tranh cãi lâu nay trong mảng thời trang dành cho phụ nữ cũng như đàn ông...

chuyen-chien-phap-ly-giua-gucci-va-guess_zpsrysmnnzn

 Thoạt nhìn chữ “G” trong logo của Guess (bên trái) rất giống biểu trưng thương hiệu Gucci (bên phải), khiến khách hàng dễ ngộ nhận rằng mua được sản phẩm từ thương hiệu thời trang cao cấp Ý giá rẻ, nhưng thực tế họ lại đang tiêu thụ hàng của một thương hiệu Mỹ

"Thay vì nỗ lực sáng tạo những kiểu dáng mang sắc thái riêng của mình, hãng thời trang Mỹ lại đi mô phỏng các kiểu mốt thịnh hành trên thế giới", Gucci nêu rõ trong đơn, đồng thời yêu cầu tòa ra phán quyết cấm đối thủ cạnh tranh ngừng sản xuất mặt hàng bóp ví bằng da thật cho cả nam lẫn nữ, bởi đã vi phạm trắng trợn kiểu dáng đăng ký độc quyền.

2048x2730-fa-11e6-823c-1339fda3f76c-assets-elleuk-com-thumbs-7373-1333102725-gucci-and-guess-head-to-court-jpg

 

Hành trình kiện tụng gian nan của Gucci

Để có được sự công bằng ngày hôm nay, bản thân những người đứng đầu Gucci đã đi khắp các tòa án từ Ý, Pháp, Mỹ, Úc và cả Trung Quốc để tiến hành những quy trình tố tụng. Mãi đến khi Gucci chính thức nộp đơn kiện tại văn phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Liên minh châu Âu (EU), thì vụ tranh chấp này mới được giải quyết một cách ổn thỏa.

Năm 2009, Hãng thời trang Gucci nổi tiếng đến từ Italia nhiều năm nay đã đệ đơn lên Tòa án Liên bang Mỹ phụ trách khu vực New York, với trụ sở đại diện đặt tại quận Manhattan giữa trung tâm thành phố, đệ đơn kiện Guess vì hãng này tội danh vi phạm bản quyền thương hiệu. Gucci tìm thấy hơn 150 sản phẩm có móc khóa chữ “G” cũng như hoa văn và sọc kẻ trên sản phẩm giống như sản phẩm của Gucci khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn.

Nhiều năm sau đó, vụ kiện mới được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, vào tháng 5/2013, tòa án tại Milan từng đưa ra những quyết định nhằm chống lại Gucci, đồng thời khẳng định logo mà thương hiệu Guess đang sở hữu không có bất kì liên quan gì đến Gucci. Sau đó, Gucci đã kháng nghị lại quyết định của thẩm phán, tuy vậy vị thẩm phán cho rằng thương hiệu Guess luôn sẵn sàng thực hiện những biện pháp nhất định để tránh trùng lặp với đối thủ.

Luxe_VN_Gucci_vs_Guess_3

 Hai mà cứ như một, đây là cảm giác đầu tiên khi nhìn vào sản phẩm túi xách

Tháng 12/2016, khi Gucci nộp đơn tại tòa án EU, tòa án từng cho rằng việc một người tiêu dùng bình thường sẽ khó nhận diện được sự khác nhau chi tiết giữa logo của hai thương hiệu, mà chỉ nhìn phần tổng thể. Chính điều này, rất khó để phân biệt chữ “G” của Guess có thực sự là ăn cắp từ Gucci hay không. Vì vậy, nhà mốt Gucci hoàn toàn không có đủ lý do thuyết phục để chứng minh những lý lẽ của họ là đúng.

Cuộc chiến kết thúc: Gucci thắng kiện sau gần 10 năm

Sau một hành trình dài tranh chấp không ngừng nghỉ, phần thắng đã được phân định nghiêng về nhà mốt Ý, Gucci. Hai bên đã xác nhận rằng cả hai bên đã đạt được thỏa thuận về luật sở hữu trí tuệ, cùng các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu toàn cầu. Kết quả này được xem là tín hiệu tích cực, để cả hai thương hiệu nhận ra tầm quan trong của vấn đề sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo trong các thiết kế.

Theo thông tin từ phía phiên tòa kết thúc gần đây, thẩm phán Judge Scheindlin, người đứng đầu và theo dõi vụ kiện tụng này đã ra quyết định gây bất lợi cho Guess. Theo đó, Guess bị cấm vĩnh viễn sử dụng ba trong số bốn thiết kế giống hệt Gucci, đồng thời buộc thương hiệu Mỹ này phải bồi thường thiệt hại lên đến 221 triệu đô la Mỹ về việc sử dụng trái phép.

Về phía Gucci, nhà mốt Ý được toà tuyên thắng kiện với mức bồi thường mà Guess phải trả lên tới 5 triệu đô. Fisher cũng phải bồi thường 500 ngàn đô liên đới.

Đến cuối cùng, cho dù Gucci thắng kiện nhưng cả 2 thương hiệu đều phải hứng chịu không ít các tổn thất từ chuỗi mâu thuẫn và kiện tụng kéo dài gần một thập kỉ. Song song đó, cuộc chiến không hồi hết giữa các thương hiệu luôn là đề tài nóng hổi trong giới thời trang và chưa bao giờ có ý định dừng lại.

Thuý Hằng (t/h)

Tin khác

Giải trí 23 giờ trước
(SHTT) - Nam rapper 20 tuổi, Trefuego, mới đây đã bị tòa án tuyên mức phạt hơn 800.000 đô la cho hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng phần giai điệu chưa được cấp phép từ Sony Music.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.
Liên kết hữu ích