SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Giải thích hiện tượng bắt lửa trên các mặt băng tại Bắc Cực

18:00, 01/10/2018
(SHTT) - Chúng ta thường thấy các thí nghiệm của các nhà thám hiểm Bắc Cực về sự bùng cháy dữ dội của các ngọn lửa trên những chiếc hố được đục trên mặt băng tại vùng bắc Cực, vậy tại sao hiện tượng này lại xảy ra?

Nhiều người quen với hình ảnh những nhà thám hiểm khổ sở duy trì ngọn lửa ở Bắc Cực băng giá. Tuy nhiên, ở hồ Esieh ngày nay, một mồi lửa nhỏ cũng có thể thành thảm họa, tạo ra đám cháy lớn.  Nhiều năm trước đây, giáo sư Katey Walter Anthony thuộc Đại học Alaska đã tung video và hình ảnh về thí nghiệm đáng kinh ngạc của mình tại hồ Esieh - một hồ băng giá quanh năm thuộc Alaska (Mỹ), ở khu vực rất gần cực Bắc.

Trong video được đăng tài lên của giáo sư Katey, chúng ta có thể thấy ngay khi mồi lửa tiếp xúc với miệng lỗ hổng vừa đục trên mặt băng, một ngọn lửa cao ngang mặt người đã bùng cháy dữ dội và hoạt động dường như không có thời điểm tàn.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phun trào kỳ lạ của khí mê-tan - một loại khí dễ cháy - bị nén dưới mặt băng dày trong lòng hồ. Theo giáo sư Katey Walter Anthony, trong khu vực đã xuất hiện nhiều hố băng liên tục sủi bọt mê-tan.

4606290-6218343-image-a-61538132530393-15383575161671110175063

 

Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra không chỉ riêng ở hồ băng Esieh. Các nhà khoa học khắp thế giới đã nhận thấy hiện tượng giải phóng khí mê-tan tương tự ở các vùng băng giá khác, khi trái đất nóng dần lên do biến đổi khí hậu và băng giá bị tan bớt.

Ước tính có tới 1,5 nghìn tỉ tấn các-bon được lưu trữ bên dưới lớp băng vĩnh cửu tại các vùng cực trên thế giới. Đây là tàn tích của các chất hữu cơ cổ đại trong suốt hàng tỉ năm lịch sử Trái Đất, được thiên nhiên kìm nén dưới lớp hàn băng. Nếu như băng giá tan đi, những "xác ướp" bên dưới sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn phân hủy, giải phóng mê-tan, một chất khí có sức tàn phá gấp 23 lần so với CO2 và có thể gây thảm họa toàn cầu.

 Hiện tượng này từng được nhóm nghiên cứu đa quốc gia do nhà di truyền học người Mỹ George Church đứng đầu, đề cập đến với tên gọi "Bom thời gian mê-tan". Nhóm khoa học gia này nổi tiếng với kế hoạch tái sinh voi ma mút. Theo họ, cần những động vật có vú cỡ lớn như ma mút ở Bắc Cực để các lớp băng tuyết được nén xuống và giữ được sự tồn tại, từ đó ngăn "Bom thời gian mê-tan" gây thảm họa.

Nhóm khoa học gia do ông George Church cho biết nếu lượng các-bon bên dưới các lớp băng vĩnh cửu được giải phóng, chúng sẽ tạo ra khí thải mê-tan và CO2 tương đương với việc đốt cháy 2,5 lần tất cả các khu rừng đang hiện diện trên thế giới. 

Dương An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.