SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 17/04/2024
  • Click để copy

Giá bản quyền tăng cao là nguyên nhân khiến nạn phát sóng lậu bùng nổ

17:18, 20/09/2018
(SHTT) - Trong hội thảo “Bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng trong môi trường số”, các chuyên gia nhận định một trong những nguyên nhân khiến nạn phát sóng lậu bùng nổ chính là do giá bản quyền đang ngày càng tăng cao.

Vào ngày 19/9, hội thảo “Bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng trong môi trường số” đã được diễn ra. Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan quản lý, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan; đại diện các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam; các doanh nghiệp khai thác, sử dụng chương trình phát sóng; cán bộ và các báo cáo viên từ Cục Bản quyền tác giả và từ Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội truyền thông số Việt Nam, Tập đoàn Canal+, Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình SBS Contents Hub, Hàn Quốc.

Ông Stephane Baumier, Phó Tổng Giám đốc Truyền hình K+ phát biểu “Chúng tôi tin rằng, những hội thảo như thế này sẽ giúp nâng cao ý thức tôn trọng bản quyền với người dùng đồng thời giúp các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh có được những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm bản quyền từ đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức phát sóng và cũng là đảm bảo quyền được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình phát sóng hợp pháp có giá trị và đẳng cấp cho khán giả”.

ban quyen

 

Chia sẻ về những thách thức đối với bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng trong môi trường số, ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam khẳng định, đây là vấn đề “nóng” hiện nay. Xu thế chuyển dịch về nội dung số hay số hóa đang diễn ra rất nhanh và sâu rộng, thậm chí tại Việt Nam với dân số trẻ và nhạy bén về công nghệ, tốc độ diễn ra còn nhanh hơn nữa. Tuy nhiên, trong môi trường đó, cũng rất dễ xảy ra các vi phạm bản quyền. Ví dụ, chỉ riêng trong mảng thể thao, qua thống kê sơ bộ có tới 20 website vi phạm bản quyền. Nếu chúng ta không có biện pháp xử lý hiệu quả, mức độ vi phạm sẽ ngày càng lớn hơn…

Từ góc độ của người trong cuộc- đơn vị nắm bản quyền, ông Nguyễn Thanh Vân, Trưởng bộ phận Sở hữu trí tuệ, Ban Kiểm tra, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết, hàng năm, VTV mua bản quyền các chương trình với tổng kinh phí rất lớn. Bên cạnh đó, chương trình truyền hình là kết quả của sự đầu tư và sáng tạo trí tuệ của các tổ chức phát sóng. Tuy nhiên, bản quyền VTV đang bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt trên Internet với nhiều hình thức vi phạm như sử dụng chương trình truyền hình của VTV mà không xin phép, thỏa thuận; sao chép, phát tràn lan trên Internet, in thành băng đĩa bán trên thị trường; khi tiếp phát sóng chương trình của VTV, tự ý cắt quảng cáo hoặc chèn quảng cáo của mình vào; bị đài khác thu lại để phát sóng mà không trả phí bản quyền… Chẳng hạn, tại giải bóng đá Worldcup 2018, chỉ trong hai ngày đầu tiên, có 700 tài khoản vi phạm.

Đồng quan điểm, ông Stephane Baumier, Phó Tổng Giám đốc Truyền hình K+ cho hay, ngoài khoản phí bản quyền lớn đã bỏ ra, K+ cũng phải đầu tư không nhỏ để nâng cấp hệ thống cũng như xây dựng đội ngũ chuyên giám sát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm bản quyền. Song rất khó có thể giải quyết triệt để vấn nạn này nếu không có sự hợp tác từ người người sử dụng và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng.

Nói về tình trạng vi phạm bản quyền, ông Lee Dogoo, Trưởng bộ phận kinh doanh SBS Content Hub cho rằng, tình trạng này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà với mọi quốc gia. Nhưng ông nhấn mạnh, lý do của việc tăng những nội dung trái phép chính là giá bản quyền đã tăng quá cao. Khi giá bản quyền tăng, quy mô của thị trường phát sóng "lậu" cũng lớn dần.

Đứng ở góc độ người dùng, bà Vũ Thị Hương Lan, Trưởng khoa Pháp luật Quốc tế, ĐH Luật Hà Nội cũng đồng tình. Bà cho rằng, một số đơn vị sở hữu bản quyền đưa ra giá quá cao và đó chính là nguyên nhân cản trở sự tiếp xúc của người xem đối với những nội dung chính thống, hợp pháp.

Vân Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, công ty phần mềm Wex cáo buộc tập đoàn công nghệ HP đã lạm dụng thương hiệu của họ để đặt tên cho phần mềm cạnh tranh của HP.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Nền tảng game Skillz đang trong quá trình hòa giải với công ty đối thủ AviaGames sau vụ kiện về độc quyền nhãn hiệu với cáo buộc đạo nhái game di động của công ty này.
Thương hiệu 5 ngày trước
(SHTT) - Microsoft và NetEase mới đây đã thông báo về việc hợp tác để tái ra mắt game 'World of Warcraft' tại Trung Quốc. Đây là động thái đánh dấu sự kết thúc của 'mối thù' lâu năm giữa hai công ty.