SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Gạo Bạch Hà chính thức được cấp nhãn hiệu độc quyền

06:34, 10/10/2018
(SHTT) - Mới đây gạo Bạch Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Đây là cơ hội để giúp tăng giá trị sản phẩm trên thị trường.

Nằm gọn giữa ba dãy núi lớn gồm: núi Là cao 951m, núi Hàm Rồng cao 700m và núi Lẻn cao 400m so với mặt nước biển, từ năm 1953 trở về trước, Bạch Hà thuộc phủ Yên Bình của tỉnh Tuyên Quang.

Bạch Hà được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi mà hiếm địa phương nào trong tỉnh có được như: nhiệt độ, khí hậu, độ ẩm kết hợp với nguồn nước mát ngọt, tinh khiết quý giá từ dãy núi Là cũng như các chất khoáng vi lượng của ba ngọn núi bao bọc rót xuống hàng năm cho cây lúa, củ khoai, ngọn măng, con cá và rất nhiều sản vật của nơi đây nức tiếng gần xa.

gao bach ha

 

Đặc biệt, cánh đồng Bạch Hà rộng hơn 150ha được hình thành từ triệu triệu năm do ngòi Cáp, ngòi Gò Chùa và suối Hàm Rồng chuyên chở phù sa từ các dãy núi bồi đắp nên. Lúa ở đây tốt bời bời, từ ngàn đời nay đã nổi tiếng là vùng gạo trắng dẻo thơm ngon nhất phủ Yên Bình bên dòng sông Chảy.

Do nằm dưới chân các dãy núi, nên Bạch Hà có tiểu vùng khí hậu tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm 22,9oC, ngày nắng đêm lạnh. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn, khiến cho cây lúa tích trữ được năng lượng, đây chính là yếu tố giúp cho hạt gạo Bạch Hà thơm ngon.

Chia sẻ trên báo Nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Tuyến - GĐ HTX Nông nghiệp Bạch Hà cho biết: Bạch Hà chỉ có 154ha ruộng, tổng diện tích cấy cả hai vụ trên 300ha, mỗi năm HTX thu mua cung cấp ra thị trường khoảng 120 - 150 tấn gạo, phần lớn là gạo Chiêm Hương. Gạo Chiêm Hương hạt nhỏ, đều và trong, bụng không bạc như các loại gạo khác, hiện tại HTX đang bán với giá 20.000 đồng/kg, ngang giá gạo đặc sản Séng Cù cấy trên vùng cao.

gao bach ha 1

 Ảnh: Nông Nghiệp

Ngày 2/10/2018 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể gạo cho HTX Nông nghiệp Bạch Hà. Có 9 hộ nông dân thành viên của HTX được sử dụng nhãn hiệu khi mang sản phẩm gạo ra thị trường. Các thành viên đều cam kết sử dụng đúng nhãn hiệu cho sản phẩm gạo Bạch Hà.

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Cao khô Vạn Linh của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vạn Linh, Chi Lăng, Lạng Sơn.

Mì khô (dân địa phương thường gọi cao khô) là đặc sản của Lạng Sơn với hương thơm của gạo, vị dai, dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món. Nghề làm cao khô (mì khô) đã xuất hiện ở đây từ lâu đời. Nhiều gia đình tại đây hiện nay vẫn duy trì và phát triển nghề cha ông để lại này.

Đặc biết, khi nhắc đến cao khô Vạn Linh, không ít người đều biết đây là sản phẩm thủ công do người dân xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng làm ra. Với bà con dân tộc Nùng ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, thì mỳ khô (hay còn gọi là cao khô) được chế biến từ những hạt gạo địa phương, là món đặc sản luôn được đem ra đãi khách phương xa với niềm tự hào.

Theo chia sẻ của bà con, mặc dù ngày nay làm cao có sự hỗ trợ của máy móc song gạo vẫn phải sàng sảy kỹ, vo đãi thật sạch, đem ngâm khoảng 2 tiếng trước khi nghiền. Gạo nghiền càng kỹ, càng mịn thì sợi mỳ càng mượt và bóng. Vì vậy, mỗi gia đình làm cao khô ở Vạn Linh đều đặt làm riêng một chiếc cối đá chứ không dùng cối nghiền công nghiệp. Nhờ đó, sản phẩm rất thơm, ngon được người dân các tỉnh, thành phố khác trong cả nước ưa chuộng.

gao bach ha 2

 

Cao khô Vạn Linh được người dân sản xuất từ nhiều loại gạo ngon, trong đó chủ yếu là gạo bao thai do người dân sở tại làm ra. Sản xuất cao khô là nghề truyền thống của người dân ở đây. Phải mất 2 ngày và nhiều công đoạn mới có thể cho ra những sợi cao khô trắng, dai, thơm và vị ngọt bùi của gạo. Cao khô có thể chế biến thành nhiều món ăn và nhiều cách làm khác nhau. Hiện xã Vạn Linh có hơn 100 hộ sản xuất cao khô, tập trung chủ yếu ở thôn Phố Cũ và Phố Mới. Với sản lượng hơn 1.000 tấn/năm, sản phẩm này được cung cấp đến nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa được cấp thương hiệu nên mặt hàng này chủ yếu được các tư thương đến thu mua chứ chưa thu hút được doanh nghiệp nào đầu tư, bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, cao khô Vạn Linh được tiêu thụ một cách bấp bênh và thường xuyên bị ép giá.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi người sản xuất và khẳng định giá trị của thương hiệu Cao khô Vạn Linh, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Cao khô Vạn Linh của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Vạn Linh. Nhận định của chuyên gia, đây là cơ hội khẳng định giá trị thương hiệu cho mặt hàng nông sản của bà con vùng cao; góp phần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hải Thu(t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, với số tiền 102,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, đồng thời đình chỉ toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm 02 tháng.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã quyết định bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài” (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Chả cá Thanh Khê lâu nay luôn được biết đến như một món ngon không thể bỏ qua đối với du khách khi tới thăm Đà Nẵng. Nhằm phát huy những giá trị thương mại của món ăn đặc sản này, hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho làng nghề và sản phẩm chả cá Thanh Khê.