SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Everest: “Đỉnh rác” cao nhất thế giới

09:33, 21/06/2018
(SHTT) – Hàng tỷ thứ rác thải và chất thải được các nhà leo núi để lại dọc đoạn đường chinh phục “nóc nhà thế giới” biến Everest trở thành “đỉnh rác” cao nhất thế giới.

Đỉnh Everest, được mệnh danh là “nóc nhà thế giới” với chiều cao 8.848m so với mặt nước biển, là điểm đến quen thuộc của những người ưa mạo hiểm và thích thử thách bản thân.

Và như quy luật thông thường, nơi nào có nhiều dấu chân của con người, nơi đó sẽ dần trở nên thảm hại và khó giữ lại được những nét đẹp nguyên sơ của nó.

Mới đây, tờ Dailymail đã ghi lại những hình ảnh cung đường dẫn lên đỉnh núi Everest vào lúc băng tan – do hậu quả của việc thay đổi khí hậu. Hàng tỷ những thứ rác được chôn giấu dưới lớp tuyết trắng xinh đẹp bị lộ ra, tràn lan khắp nơi trên đoạn đường leo lên đỉnh núi.

everest-2_cfxc

Rác thải trơ ra sau lớp băng 65 năm tuổi trên cung đường chinh phục đỉnh Everest. 

Do ngày càng có nhiều người đến với Everest nhưng lại không có bất kỳ ai quản lý nơi này nên Everest đã vô tình bị biến thành núi rác với hàng tấn rác thải từ lều bạt, dụng cụ leo núi, bình gas rỗng và thậm chí cả chất thải do người leo núi để lại.

Những hình ảnh này một lần nữa lại khiến các tổ chức bảo vệ môi trường phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề bảo vệ môi trường đối với mỗi cá nhân.

Theo số liệu thống kê, chỉ trong chưa đầy 6 tháng đầu năm 2018, đã có hơn 600 người leo lên đình núi Everest. Việc càng ngày càng có nhiều người tìm đến Everest sẽ khiến cho tình trạng rác thải trên núi ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trước đó, vào năm 2017, chính quyền địa phương cũng đã thực hiện những nỗ lực nhằm ngăn chặn du khách không để lại rác trên đường chinh phục đỉnh núi. Ví dụ, mỗi nhóm leo núi sẽ phải đặt cọc 4.000 USD trước khi bắt đầu lên núi và số tiền đó sẽ được hoàn lại nếu như mỗi người trong đoàn mang được 8kg rác xuống tới chân núi. Hoặc với các trường hợp không mang đủ được lượng rác quy định xuống tới chân núi, mỗi cá nhân sẽ phải nộp phạt ở mức 800 USD/ kg rác thải.

everest-1_kzzu

 Lượng rác thải tồn dư trên Everest ngày càng lớn do có ngày càng nhiều du khách tới đây nhưng công tác quản lý khu vực lại không được thắt chặt.

Chỉ nhờ vào chính sách mới này, trong năm 2017, người leo núi ở Nepal đã mang xuống được 25 tấn rác và 15 tấn chất thải. Tuy vậy, vẫn còn một lượng lớn người vẫn chưa có ý thức bảo vệ môi trường và bất chấp nộp phạt, do đó lượng rác tồn dư trên núi ngày càng nhiều.

Cư dân địa phương đang dấy lên lo ngại khi băng tuyết trên núi tan chảy cùng với các chất bẩn, chất độc hại có trong lượng lớn rác thải và chất thải trên núi chảy xuống sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của người dân địa phương.

Hiện tại, các nhà khoa học đang tìm đến giải pháp xây dựng các hầm biogas để xử lý rác thải của du khách tới với Everest và thành lập thêm nhiều nhóm thu gom rác thải để giảm đi phần nào lượng rác khổng lồ đang tồn đọng trên “nóc nhà thế giới.

Minh An

Tin khác

Tin tức 56 phút trước
Nhiều nhà nhập khẩu, phân phối, bán lẻ và kinh doanh ẩm thực, dịch vụ lưu trú tại Việt Nam kì vọng có thể kết nối với các thương hiệu quốc tế thông qua triển lãm Food & Hotel Vietnam 2024.
Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Phần lớn các huyện, thị xã, thành phố của Quảng Ninh nằm tiếp giáp biển. Tỉnh có trên 6.100 km2 mặt nước, vùng biển. Với lượng tàu, thuyền của ngư dân khá lớn, thời gian qua, tỉnh luôn chú trọng công tác phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Chiều 18/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức gặp mặt 8 học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2023-2024.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Công ty Contemporary Amperex Technology Co Limited của Trung Quốc, hay còn gọi là CATL, có thể sẽ là sản phẩm công nghệ cao tiếp theo phải đối mặt với sự cấm vận của thị trường Mỹ sau chip Huawei.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Tiêm phòng vaccine là giải pháp kỹ thuật dễ làm nhất, chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống bệnh dại.