SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Enzyme ăn nhựa chống lại ô nhiễm môi trường

15:49, 20/04/2018
(SHTT) - Các nhà khoa học Anh và Hoa Kỳ cho biết họ đã tạo ra được một loại enzyme ăn nhựa có thể góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong tương lai.

Loại enzyme này có khả năng tiêu hóa polyethylene terephthalate( PET) - một dạng nhựa được cấp bằng sáng chế vào những năm 1940 và hiện nay được sử dụng để sản xuất hàng triệu tấn chai nhựa.

plastic-bottles-waste

 

Nhựa PET có thể tồn tại hàng trăm năm mà không bị phân hủy. Hiện tại, nó đang làm ô nhiễm cho nhiều khu vực đất liền và biển đảo trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Portsmouth Vương quốc Anh và Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tìm ra cấu trúc của một loại enzyme tự nhiên được lấy ở một trung tâm tái chế chất thải ở Nhật Bản.

Theo giáo sư John McGeehan từ Đại học Portsmouth: Khi họ phát hiện enzyme này giúp cho một loại vi khuẩn phá vỡ và tiêu hóa nhựa PET, các nhà nghiên cứu quyết định “chỉnh sửa” cấu trúc của nó bằng cách bổ sung một số axit amin. Điều này dẫn đến sự thay đổi hoạt động của enzyme - cho phép enzyme ăn nhựa nhanh hơn.

_100898523_plasticpollutioninoceans-creditdavidjones

 

Ông McGeehan nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi đã tạo một phiên bản cải tiến của enzyme này tốt hơn so với phiên bản tự nhiên. Điều này thực sự thú vị bởi enzyme này có thể được tối ưu hóa trong tương lai”.

Nghiên cứu này được đăng tải trên Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia vào hôm thứ 2 ngày 16/4/2018. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục cải tiến enzyme này để xem chúng có thể ăn nhựa PET trên quy mô công nghiệp hay không.

Ông McGeehan cho biết: "Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy một quá trình xử lý biến PET và các chất dẻo khác trở lại cấu trúc ban đầu có thể được tái chế nhiều lần".

" Tiềm năng lớn"

Các nhà khoa học không tham gia trực tiếp vào nghiên cứu cho rằng phát hiện này rất tuyệt vời, nhưng họ cũng cho biết sự phát triển của enzym vẫn ở giai đoạn đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm.

Oliver Jones, một chuyên gia về hóa học phân tích tại Đại học Công nghệ Royal Melbourne, cho biết: "Enzyme không độc lại có thể phân huỷ sinh học. Có rất nhiều tiềm năng sử dụng công nghệ enzyme phân hủy nhựa giải quyết vấn đề rác thải ngày càng tăng."

Douglas Kell, giáo sư về khoa học phân tích tại Đại học Manchester, cho biết thêm: “Cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến enzyme này. Sự tiến bộ này giúp chúng ta đến gần hơn mục tiêu tái chế bền vững đồ nhựa”.

 Tạ Hiền

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 9 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.