SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Đừng bỏ lỡ những sự kiện thiên văn ấn tượng trong năm 2018

11:12, 05/01/2018
(SHTT) - Siêu trăng xanh máu, các hành tinh xếp hàng, Mặt trăng chạm trán sao kim, Nguyệt thực toàn phần, sao Hỏa đạt cực đại... chính là những sự kiện thiên văn ấn tượng có thể sẽ xuất hiện trong năm 2018. Đây được xem là tin vui dành cho các tín đồ đam mê thiên văn học.

Ngày 31/1:Trăng xanh, trăng máu và siêu trăng cùng hội tụ

Theo các nhà thiên văn học, năm 2018 là năm đầu tiên trong 150 năm, trăng xanh xuất hiện cùng với nguyệt thực toàn phần - hiện tượng trăng bị bóng Trái đất che khuất. Nguyệt thực sẽ khiến trăng đổi sang màu đỏ hoặc cam, nên còn được gọi là "trăng máu".

sieu trang xanh mau

 

Chưa hết, đây cũng là thời điểm Mặt trăng ở rất gần với Trái đất, khiến nó trở thành một siêu trăng. Vậy là ngay trong ngày 31/1/2018, chúng ta sẽ được chứng kiến trăng xanh, trăng máu và siêu trăng cùng hội tụ. Có người còn gọi tắt nó là... "Siêu trăng xanh máu".

Được biết, những địa điểm lý tưởng để quan sát bộ ba hiện tượng thiên văn lần này nằm về phía Tây Mỹ, và một số khu vực tại Đông Á, Trung Á. Theo dự kiến, nó sẽ xảy ra vào lúc 6h48 tối ngày 31/1 theo giờ Việt Nam.

Ngày 7 - 8/3: Các hành tinh xếp hàng

Vào khoảng thời gian đầu tháng 3, các hành tinh như sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa sẽ di chuyển gần nhau và xếp thành một hàng trên bầu trời. 

Vào một vài thời điểm trong khoảng 2 ngày này, Mặt trăng cũng sẽ “nhập hội” khi chen vào giữa sao Hỏa và sao Mộc.

cac hanh tinh xep hang

 

Ngày 15/7: Mặt trăng chạm trán sao Kim

Mặt trăng và sao Kim sẽ tiến đến rất gần nhau trên bầu trời phía Tây Nam lúc hoàng hôn. Khu vực Bắc Mỹ sẽ là nơi lý tưởng nhất để quan sát “cuộc gặp gỡ” giữa chị Hằng và thần Vệ nữ khi cả hai chỉ cách nhau khoảng 1,6 độ.

Ngày 28/7: Nguyệt thực toàn phần, sao Hỏa đạt cực đại 

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, ánh sáng đỏ từ Mặt Trời đi xuyên qua bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất đến Mặt Trăng khiến cho Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ gây ra hiện tượng Mặt Trăng có màu đỏ tối, thường được gọi là trăng máu. Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực của châu Âu, châu Phi, phía tây và trung châu Á, Ấn Độ Dương, và phía tây châu Úc. Sự kiện sẽ diễn ra khoảng nửa ngày, bắt đầu từ khoảng 2 giờ sáng ngày 28/7 tại Việt Nam.

Không chỉ là ngày có siêu nguyệt thực, 28/7 còn là lúc mà Mặt trăng ở xa Trái đất nhất và sao Hỏa đạt kích cỡ cực đại trên bầu trời.

sao hoa dat cuc da

 

Sao Hỏa không có một quỹ đạo tròn hoàn hảo xung quanh Mặt trời, vì vậy tùy năm hành tinh này lúc gần lúc xa với Trái đất. Đặc biệt là trong năm nay, sao Hỏa sẽ ở rất gần, đồng thời khi nằm ở phía đối diện với Mặt trời, sao Hỏa sẽ sáng nhất kể từ năm 2003.

Sự kiện này khiến sao Hỏa trông như một hành tinh màu cam rực sáng ở bầu trời phía Nam và có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu có kính viễn vọng, bạn có thể quan sát được cả bề mặt của sao Hỏa. Đây là một sự kiện không thể bỏ lỡ vì bạn có thể phải chờ đến năm 2035 mới được chứng kiến lại một lần nữa.

Ngày 11/8: Nhật thực bán phần

Vào lúc bình minh của ngày 11/8, nhật thực bán phần sẽ xuất hiện. Nhưng rất tiếc tại Việt Nam không thể chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn này.

Ngày 13 – 14/8: Mưa sao băng Perseid

mua sao bang

 

Perseids cùng với Geminids tháng 12 là hai trận mưa sao băng lớn nhất diễn ra đều đặn hàng năm. Thông thường, tỉ lệ sao băng Perseids nhìn thấy mỗi giờ đạt khoảng 80-100 vào lúc cực điểm. Đặc biệt, có những năm đã diễn ra sự “bùng nổ” sao băng Perseids, khi mà số lượng sao băng quan sát được tăng lên nhiều.

Năm 2018, chúng ta có thể quan sát rất rõ sự kiện này bởi nó sẽ diễn ra vào đêm 13, rạng sáng 14 bắt đầu từ lúc 23 giờ theo giờ Việt Nam, trong điều kiện Mặt trăng lặn sớm.

Ngày 12/12: Sao chổi xuất hiện

Các nhà thiên văn học dự đoán rằng ngày 12/12 sẽ là thời điểm sao chổi 46P/ Wirtanen tiến gần tới Mặt trời. 4 ngày sau, nó sẽ tiếp cận Trái đất với khoảng cách 11 triệu km. Sau đó, nó rời khỏi Thái dương hệ. Được biết, 46P/ Wirtanen sẽ là ngôi sao chổi sáng nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây.

Ngày 13, 14/12: Mưa sao băng Geminid

Không giống như hầu hết các trận mưa sao băng khác, mưa sao băng Geminids có nguồn gốc từ một tiểu hành tinh 3.200 Phaethon, với quỹ đạo quanh Mặt trời là 1,4 năm.

mua sao bang 1

 

Để quan sát mưa sao băng lớn nhất năm, các nhà thiên văn học khuyên rằng bạn nên nhìn về hướng Đông và chỉ cần dùng mắt thường mà không cần bất cứ thiết bị đặc biệt nào hỗ trợ.

Đến hẹn lại lên, mưa sao băng Geminid sẽ chốt hạ năm 2018 bằng một màn "trình diễn" ấn tượng trên bầu trời. Đây là đợt mưa sao băng lớn thứ hai trong năm.

Thảo Hà(t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Liên kết hữu ích