SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Dự án nào của ông lớn FLC đang nằm gọn trong tay ngân hàng?

07:48, 27/09/2018
(SHTT) - Được giới thiệu là một dự án quy mô, là nơi lý tưởng để sống và làm việc, nhưng ít ai biết rằng CĐT dự án là Công ty cổ phần tập đoàn FLC đã mang toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của dự án này đi thế chấp ngân hàng.

FLC Twin Towers tọa lạc tại vị trí 265 Cầu Giấy, Hà Nội. Dự án là công trình hỗn hợp gồm 2 tòa nhà cao tầng với ba nhóm chức năng: nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại.

FLC Twin Towers được đầu tư với quy mô vốn 3.200 tỷ đồng trên tổng diện tích 10.629 m2. Các hạng mục đầu tư bao gồm toà nhà chung cư cao cấp 54 tầng, cung cấp 420 căn hộ hạng sang, và toà văn phòng cao 42 tầng, phong cách thông minh, theo hướng mở.

anh3 (1)

 Phối cảnh lung linh của Dự án FLC Twin Towers.

Hiện tại, các khâu hoàn thiện cuối cùng đang được ráo riết thực hiện ngày đêm để vừa đúng cam kết tiến độ, vừa đảm bảo chất lượng công trình, đạt mục tiêu bàn giao và đưa vào hoạt động trong quý 4/2018, đón gia chủ các căn hộ về an cư.

Chia sẻ với chúng tôi, một cán bộ thuộc Phòng Kinh doanh của Tập đoàn FLC tên N.T.L cho biết, dự án đã bán hết không còn căn nào và hiện tại chỉ còn những căn hộ mua đi bán lại. Dự án sẽ hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng vào tháng 12 năm nay.

Tuy nhiên, có một thông tin mà chắc rằng bất kỳ khách hàng nào mua nhà tại dự án này cũng phải lo ngại khi mới đây trong Công văn số 7527/STNMT-VPĐKĐĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: Công ty cổ phần tập đoàn FLC và Công ty Cổ phần Hóa chất và vật tư khoa học kỹ thuật (đơn vị đã bán dự án này cho FLC) đã thế chấp toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của Dự án Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại tại số 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Như vậy chỉ 3 tháng nữa là cư dân của dự án FLC Twin Towers sẽ được nhận nhà mới. Vấn đề ở đây nằm ở chỗ: Liệu CĐT dự án là Tập đoàn FLC có thanh lý hợp đồng vay vốn và giải chấp toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của Dự án này để sớm làm sổ hồng cho cư dân, hay cư dân lại phải chịu cảnh nhiều năm sống có nhà mà không có sổ như nhiều dự án của các chủ đầu tư khác?

anh4

 Tập đoàn FLC đã thế chấp toàn bộ quyền sử dụng đất của Dự án FLC Twin Towers cho ngân hàng.

Liên quan đến vấn đề này Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc chủ đầu tư mang dự án đi thế chấp ở ngân hàng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm bàn giao giấy chứng nhận cho cư dân. Khi mang dự án đi thế chấp, chủ đầu tư không thể tiếp tục thực hiện những hoạt động liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người dân. Trên thực tế cũng có nhiều chủ đầu tư thế chấp dự án tại ngân hàng nhưng sử dụng vốn sai mục đích. Vì vậy, trước khi mua nhà, người mua cần tự tìm hiểu kỹ về dự án và năng lực, uy tín của chủ đầu tư.

Về phần mình, Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Cty Luật Basico, nhận định: quyền lợi của những người mua căn hộ tại dự án BĐS thế chấp tại ngân hàng ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ đầu tư. Trong trường hợp chủ đầu tư không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, thì quyền lợi của người mua căn hộ sẽ phụ thuộc vào một trong hai trường hợp.

Nếu như dự án BĐS đã thế chấp nhưng đã có bảo lãnh tiến độ dự án, giao nhà đúng hạn của một ngân hàng trước trách nhiệm của chủ đầu tư, thì người mua căn hộ có cơ sở bảo đảm quyền lợi. Khi đó, nếu xảy ra rủi ro về việc xử lý tài sản thế chấp, ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thay chủ đầu tư hoàn lại tiền theo hợp đồng mua bán căn hộ cho người mua.

Ngược lại, trường hợp dự án BĐS không có bảo lãnh tiến độ từ phía ngân hàng mà ngân hàng cho vay tiến hành siết nợ bằng bất động sản, thì người mua căn hộ sẽ thiệt hại toàn bộ. Bởi vì, ưu tiên xử lý toàn bộ BĐS dự án, bao gồm căn hộ thuộc về ngân hàng nhận thế chấp theo pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Cũng theo ông Hải, việc chủ đầu tư cầm cố các dự án BĐS được bán cho khách hàng là vi phạm, nếu họ không tiến hành giải chấp căn hộ theo quy định pháp luật và các điều khoản hợp đồng mua bán với khách hàng.

Thu Hiền

Tin khác

Kinh tế 3 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 8 giờ trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Liên kết hữu ích