SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Đối tượng bạo hành trẻ em: Cần phải tăng nặng mức xử phạt

19:01, 29/11/2017
(SHTT) - “Nếu trước đây phạt 3 năm tù với đối tượng bạo hành trẻ em được cho là hợp lý, thì hiện nay tần suất cũng như sự nghiêm trọng trong mỗi sự việc đã tăng thêm khiến điều luật cũ không còn phù hợp nữa. Vì vậy, chúng ta cần sửa đổi và bổ sung”, ĐBQH Bùi Thị An cho biết.
bui_thi_an (1)
Nguyên ĐBQH PGS. TS. Bùi Thị An.

Gần đây, hàng loạt những vụ bạo hành trẻ em bị phanh phui liên tục khiến dư luận hết sức hoang mang, lo sợ. Vụ việc cháu bé chưa đầy tháng tuổi ở Phủ Lý, Hà Nam bị giúp việc hành hạ chưa kịp lắng xuống thì cộng đồng lại chứng kiến cảnh bảo mẫu đánh đạp các cháu bé tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (phường Hiệp Thành, quận 12).

Những vụ việc thương tâm xảy ra liên tiếp với nhóm nạn nhân là trẻ nhỏ khiến ai nấy đều kinh hãi.

Với hành vi bạo hành trẻ em, những người này có thể chịu mức phạt tù từ 1 năm đến 3 năm theo khoản 2 điều 110 Bộ luật hình sự.

Mức phạt khiến đối tượng phải vào vòng lao lý nhưng nó đã đủ tính răn đe hay chưa khi mà những vụ bạo hành, tấn công trẻ em vẫn diễn ra liên tiếp.

Bàn về vấn đề này, bà Bùi Thị An, nguyên ĐBQH đoàn Hà Nội cho biết: “Theo tôi, mức xử phạt 3 năm chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn những hành vi bạo lực trẻ em cực kỳ dã man bị phát hiện gần đây. Cháu bé mới chỉ hơn 1 tháng tuổi mà các cô bảo mẫu nỡ đánh trẻ như vậy”.

Vị ĐBQH cho biết thêm, những hành vi này cực kỳ dã man, không thể chấp nhận được. Với người bình thường có hành động như vậy với trẻ còn không thể chấp nhận được, chưa nói gì những người làm bảo mẫu, làm cô nuôi dạy trẻ.

“Tính đến hiện nay, tính nghiêm trọng của vụ việc đã ở mức độ cao. Trước đây chỉ có một vụ ở Bình Dương, sau đó thỉnh thoảng lại có một vụ bị phát hiện. Nhưng gần đây, tần suất những vụ bạo hành diễn ra triền miên ở khắp nơi. Nạn nhân là nhóm trẻ tuổi còn rất nhỏ. Tôi cho rằng những người làm bảo mẫu này không còn tính người nữa”, nguyên ĐBQH Bùi Thị An phân tích.

Chính vì vậy, tôi yêu cầu phải xem lại mức án xử lý đối với những má mì này nhằm mang tính răn đe, ngăn chặn, chấm dứt hành vi này.

Đó là hệ lụy dây chuyền gây bất ổn trong xã hội

Theo nguyên ĐBQH Bùi Thị An, những hành vi này gây ra hệ lụy lớn cho đời sống xã hội, khiến các bậc phụ huynh không yên tâm công tác. Trong họ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Với trường hợp này, nếu chúng ta không có hình thức tương xứng với hành vi tội phạm ấy thì không thể ngăn chặn được tình trạng bạo lực.

bao-mau
Những vụ bạo hành diễn ra liên tiếp nạn nhân là trẻ em tuổi còn rất nhỏ.

Từ đó kéo theo những bất ổn trong an ninh xã hội. Hậu quả của việc này kéo theo những hệ lụy rất lớn. Chính vì vậy tôi yêu cầu phải tăng nặng hơn mức xử phạt sao cho hợp lý.

Vị nguyên đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng: “Nếu trước đây điều luật này được cho là hợp lý, nhưng hiện nay, tần suất cũng như sự nghiêm trọng trong mỗi sự việc đã tăng thêm khiến điều luật cũ không còn phù hợp nữa. Vì vậy, chúng ta cần sửa đổi và bổ sung”.

Chúng ta cần có cái nhìn bao quát và rộng rãi hơn về vấn đề này mà không chỉ xét về những hành động của các bảo mẫu. Hãy nhìn đến tương lai của một đứa trẻ bị bạo hành, tâm lý của chúng sẽ ra sao? Sự phát triển về thể xác của chúng sẽ thế nào nếu như bị đánh đập như vậy.

“Trường học, nơi được coi là nơi xây dựng mối quan hệ cộng đồng giúp trẻ phát triển và học tập nhưng biến thành một nơi bao trẻ sợ hãi. Như vậy sẽ kéo theo những hệ lụy thế nào. Đó là hệ lụy dây chuyền gây bất ổn trong xã hội”, ĐBQH Bùi Thị An bức xúc.

Gắn trách nhiệm với các cơ quan liên quan

Trong cuộc trò chuyện, nguyên ĐBQH Bùi Thị An nêu rõ trách nhiệm của những cơ quan liên quan: “Tôi đề xuất việc xét duyệt cho các trung tâm trông, dạy trẻ cần phải kiểm duyệt một cách chặt chẽ. Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, hội phụ nữ ở địa phương là những tổ chức cơ quan gần các trung tâm này nhất. Họ phải có sự kiểm tra, giám sát”.

Theo nữ ĐBQH, những cơ sở tư nhân sau cấp phép phải được kiểm tra thường xuyên. Không phải chỉ cần ký quyết định đồng ý cho hoạt động và sau đó buông lỏng là được. Khi những cơ quan này ký quyết định cho các trung tâm hoạt động, đồng nghĩa với việc phải giám sát hoạt động của họ. Có làm được như vậy, chúng ta mới có thể hạn chế được tình trạng bạo hành trẻ em đang diễn ra vô cùng phức tạp như hiện nay.

Cù Hiền

 

Thông tin mới nhất vụ bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non Mầm Xanh

Chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh cùng hai bảo mẫu ở quận 12 thường xuyên đánh, đạp… dùng dao đe dọa các bé con của gia đình công nhân gửi tại đây.

 

Sẽ khởi tố vụ án bảo mẫu bạo hành trẻ em ở trường mầm non Mầm Xanh

Trưa 27/11, trao đổi qua điện thoại với PV, Đại tá Đoàn Văn Phúc – Trưởng Công an quận 12 cho xác nhận sẽ khởi tố vụ án và bắt tạm giam bảo mẫu có hành vi hành hạ trẻ em mà báo chí đã phản ánh.

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 1 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Tại Tọa đàm Luật Sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành, Luật sư Nguyễn Thị Thu Hà (Vision & Associates) - thành viên của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã mang tới nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống pháp luật về xác nhận quyền đối với nhãn hiệu.