SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0

16:38, 27/11/2018
(SHTT) – Sáng ngày 27/11, tại hội trường Thành ủy TP. HCM đã diễn ra “Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0”.

Diễn đàn do Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM, Tống cục Quản lý thị trường và Công ty Vina CHG cùng phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 11 năm ngày phòng chống hàng giả, hàng nhải Việt Nam (29/11/2007 - 29/11/2018).

Tham dự diễn đàn có ông Trương Văn Ba - Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia; Bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; Ông Thân Đức Công – Phụ trách Cục nghiệp vụ Tổng Cục Quản lý thị trường; Ông Trần Giang Khuê – Phó trưởng Văn phòng đại diện tại TP.HCM – Cục Sở hữu trí tuệ; Ông Nguyễn Viết Hồng - Tổng Giám đốc Vina CHG; cùng đại diện các cơ quan, ban ngành, các doanh nghiệp, các hiệp hội trung ương và địa phương.

1

 Diễn đàn có sự góp mặt của các đại biểu đến từ các cơ quan ban ngành, hiệp hội và doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trần Giang Khuê, Phó trưởng Văn phòng đại diện tại TP.HCM – Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ: Với sự phát triển của công nghệ thông tin, khoa học máy tính, ngày càng có nhiều thành tựu áp dụng khoa học công nghệ được đưa vào thực tiễn, giúp nâng cao hiệu quả lao động, quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà khoa học công nghệ mang lại, nhiều đối tượng đã tận dụng sức mạnh của công nghệ để thực hiện nhũng hoạt dộng phi pháp, thu về lợi nhuận trái pháp luật, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Câu chuyện hàng giả, hàng nhái, sao chép nhãn hiệu, đánh cắp thành quả sáng tạo, thương hiệu của các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng trở nên nóng hơn bởi phương thức của các đối tượng đã thay đồi theo chiều hướng tinh vi hơn, quy mô hơn cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động. Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0” là dịp để các cơ quan Quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp cùng nhìn lại thực trạng của công tác chống hàng giả hiện nay. Đồng thời, cùng nhau đối thoại và trao đổi để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn chặn vấn nạn này. Trong đó, nhấn mạnh đến công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu doanh nghiệp và chống lại nạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái.

Diễn đàn diễn ra sôi nổi với 2 phiên: Thực trạng và công tác chống hàng giả, hàng nhái trong thời đại công nghiệp 4.0; Giải pháp chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0.

Trước diễn biến phức tạp của nạn hàng giả hàng nhái và nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ông Trương Văn Ba - Phó chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, 10 tháng đầu năm đã phát hiện, xử lý 79.000 vụ hàng giả, hàng nhái, hàng lậu. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc nhìn nhận, định hướng việc phòng, chống vấn nạn trên.

“Hiện nay hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đang diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, địa bàn và có cả yếu tố quốc tế. Mặc dù dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ/ngành nên đã được được những kết quả hết sức là quan trọng. Tuy nhiên hiện nay tình hình nay đang diễn biến rất là phức tạp nên thời gian tới đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Chúng tôi kêu gọi doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng tham gia công tác này” – Ông Ba nói.

Cũng trong phiên thứ nhất của diễn đàn, các đại biểu đã được lắng nghe về quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể dưới các dạng hình thức mua bán khác nhau (trực tiếp tại cửa hàng, đại lý, tại các website thương mại điện tử, các tài khoản mạng xã hội…).

Ngoài ra, các thắc mắc về hàng xách tay cũng đã được giải đáp. Khác với hàng nhập khẩu được đưa về Việt Nam thông qua các doanh nghiệp, có nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn chứng từ rõ ràng, thậm chí hàng còn được sản xuất riêng để phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam thì hàng xách tay chủ yếu về Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Cụ thể, hàng xách tay là cách gọi tắt cho một số loại mặt hàng được mang từ nước ngoài về Việt Nam qua các phương thức như: người thân ở nước ngoài đưa về, nhân viên hàng không mua hàng ở nước sở tại mang về, cá nhân hoặc công ty đứng ra làm dịch vụ ship hàng (mua hàng, chuyển về Việt Nam và thu tiền hộ)... Thông qua diễn đàn, các biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho các donah nghiệp đối với các chủ thể kinh doanh lại hàng hóa này cũng đã được đề cập.

4eda8b0f89586a063349

 Diễn đàn đã đưa ra những vấn đề nóng bỏng trong việc chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0

Trong phiên thứ 2 của diễn đàn, ông Nguyễn Viết Hồng - Tổng Giám đốc Vina CHG, công ty chuyên cung cấp giải pháp chống hàng giả, cho biết đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xu hướng hiện nay chống hàng giả để bảo vệ thương hiệu Việt.

“Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không hiện đại hóa công nghệ chống hàng giả thì sẽ không thể kiểm soát và ngăn chặn các thủ đoạn ngày càng tinh vi của những kênh phân phối hàng giả, hàng nhái...” – Ông Hồng khẳng định.

Đồng quan điểm này, đại diện đến từ Spark Plugs Việt Nam (thương hiệu bugi NGK) cũng cho biết thêm, nếu như trước đây thương hiệu bị làm giả và nhái khá nhiều thì từ khi sử dụng tem nhãn chống hàng giả trên bao bì sản phẩm kết hợp cảnh bảo tuyên truyền thì hiện tượng này đã giảm đáng kể.

Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ, phối hợp từ các Cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, các đơn vị truyền thông để bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp xử lý mạnh đối với các cơ sở làm hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng tính răn đe và kéo giảm vấn nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành. Từ đó, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Trong khuôn khổ của diễn đàn, nhiều doanh nghiệp đã và đang có nhiều nỗ lực trong công tác chống hàng giả đã tiến hành trưng bày các sản phẩm chính hãng của mình. Đồng thời, các sản phẩm có dấu hiệu bị làm giả cũng sẽ được đưa ra so sánh với hàng chính hãng để khuyến cáo đến cộng đồng, người tiêu dùng, giúp tự bảo vệ mình trước các thủ đoạn sao chép, làm giả tinh vi của cảc đối tượng vi phạm.

Kim Dung

Tin khác

Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Thời gian qua các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai nhiều kỹ thuật mới, giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại cơ sở, không phải chuyển lên tuyến trên điều trị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của người dân.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương nhấn mạnh, những người làm nội dung thông tin trên môi trường mạng cần có trách nhiệm hơn.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin tại buổi Họp báo, thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ buổi Họp báo thông tin về tình hình kinh tế -xã hội Quý I năm 2024 được UBND Thành phố Hà Nội tổ chức vào chiều ngày 28/3 vừa qua, trong quý đầu năm, Thủ đô đã ghi nhận nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội.
Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về 24 thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dân cần chú ý để tránh mất tiền oan.