SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Dịch tay chân miệng lan rộng, tất cả trẻ nhỏ đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh

14:15, 08/07/2018
(SHTT) - Dịch tay chân miệng đang ngày càng lan rộng ở các thành phố từ Trung Ương đến địa phương, các chuyên gia y khoa đang lo ngại dịch tay chân miện sẽ khiến tất cả trẻ em có nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM tình hình các ca nhiễm Tay Chân Miệng (TCM) và Sở tiếp tục gia tăng. Ngày 28/9 - 4/10 có 397 ca bệnh TCM nhập viện, tăng 34% so với trung bình 4 tuần trước (297 ca). Trong khi đó, cùng với thời gian trên số ca bệnh Sởi là 25 ca, tăng 10% so với 4 tuần trước (23 ca), tính từ đầu năm đến nay là 143 ca phải nhập viện.

Báo Dân Trí đưa tin, năm 2011 tay chân miệng đã gây ra dịch lớn trên cả nước với hơn 150 trường hợp tử vong. Từ năm 2012 đến giữa năm 2018, bệnh tay chân miệng trên cả nước có khuynh hướng giảm, chủ yếu là các trường hợp nhẹ, điều trị ngoại trú.

 

Cùng lúc có sự xuất hiện trở lại của 2 chủng vi rút nguy hiểm gây bệnh tay chân miệng

Đến tháng 7 và 8, bệnh nhập viện có xu hướng tăng nhẹ theo chu kỳ, nửa cuối tháng 9 và tuần đầu của tháng 10 bệnh bắt đầu tăng vọt tại nhiều tỉnh thành, điểm nóng của bệnh đang tập trung ở TPHCM với mức tăng hơn 130% so với tuần cùng kỳ năm 2017. Dịch bệnh tăng nhanh, tỷ lệ bệnh tại TPHCM chiếm khoảng 40% số trẻ trẻ bệnh nặng chuyển đến từ các tỉnh chiếm khoảng 60% khiến các bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố rơi vào quá tải.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Tháng 8, tháng 9 hàng năm là thời điểm gia tăng số ca tay chân miệng theo mùa. Tuy nhiên, trong mùa dịch bệnh năm nay đã bắt đầu thấy sự xuất hiện trở lại của chủng vi rút Enterovirus 71 - chủng vi rút và chủng C4 loại vi rút gây vụ dịch năm 2011.

 

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Muốn trẻ có miễn dịch thì cơ thể phải thấy loại vi rút gây bệnh, nhưng trong vòng 7 năm qua Ev71 không xuất hiện nhiều nên trẻ không được tiếp xúc, không tạo được miễn dịch. Do đó, những bé sinh sau năm 2013 gần như không có chút miễn dịch nào với Ev71 và C4 nên chỉ cần có một tác nhân gây bệnh xuất hiện sẽ mang đến nguy cơ lây bệnh cho cả cộng đồng”.

Trải qua đại dịch năm 2011, việc phòng chống bệnh tay chân miệng đã trở thành nhiệm vụ thường trực của ngành y tế TPHCM. Trước tình hình dịch bệnh quay trở lại, Sở Y tế thành phố đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc điều trị tại bệnh viện, truyền thông, điều tra dịch tễ và kiểm soát lây nhiễm tại cộng đồng. Đồng thời phối hợp liên ngành y tế - giáo dục nhằm kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại trường học, với trọng tâm là bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến khó lường, nguy cơ lây lan trên diện rộng.

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn TP thực hiện điều trị cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tăng cường tập huấn cán bộ y tế, phối hợp với Bộ Y tế cập nhật phác đồ điều trị, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong.Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính hiện nay vẫn chưa có vắc xin dự phòng. Chính vì vậy các bậc phụ huynh nên chủ động tìm giải pháp phòng ngừa bệnh để dịch bệnh chững lại vào nửa cuối tháng 10 và giảm dần cho đến cuối năm. Tuy nhiên, nếu chủ quan, lơ là các biện pháp phòng chống, bệnh sẽ tiếp tục gia tăng, lây lan nhanh trong cộng đồng cho đến khi lây bệnh cho tất cả trẻ nhỏ thì tay chân miệng mới dừng lại.
Theo thông tin trên báo Công An TPHCM, trước tình hình này, UBND TP giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng.  

UBND TP giao Sở Thông tin-Truyền thông phối hợp Sở Y tế, Sở Giáo dục-Đào tạo TP tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng ngay tại hộ gia đình, cộng đồng, đặc biệt là tại các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo…

Đồng thời thực hiện ăn sạch, uống sạch, đồ chơi của trẻ phải vệ sinh sạch sẽ; cần rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và cho người chăm sóc nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh; phát động chiến dịch rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh để phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
Hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị gia dụng, điện tử tiêu dùng, máy móc,.. của Trung Quốc đến Việt Nam tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 28/3, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tuyển sinh vào 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn NTM năm 2021. Phát huy kết quả đạt được, huyện tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Trong 3 ngày 28, 29, 30/3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ 2024 và các sự kiện bên lề.
Tin tức 5 giờ trước
(SHTT) - Theo hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5-10/5 theo hình thức trực tuyến. Trước đó, thí sinh sẽ được đăng ký thử từ ngày 24/4-28/4.