SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Cuộc chiến khốc liệt giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ

11:00, 27/06/2018
(SHTT) - Sau khi Uber chính thức “biến mất”, taxi truyền thống tung chiêu quyết đấu với Grab.

Uber và Grab đã đem đến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng mới mẻ thông qua ứng dụng gọi xe tiện lợi với chi phí rẻ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại hình mới này cũng đã bùng lên cuộc chiến gay gắt với các hãng taxi truyền thống.

Tuy nhiên, sau khoảng 4 năm cạnh tranh quyết liệt nhưng “không ăn thua”, Uber đã chính thức rời khỏi thị trường Việt Nam và trở thành "một phần của đại gia đình Grab tại Việt Nam”.

Từ đó, trật tự thị trường sẽ được định vị lại. Taxi truyền thống đã bớt đi một “đối thủ” đáng gờm, “cuộc chiến” giờ chỉ còn Grab. Mặc dù đại đa số các ý kiến đều đồng tình cho rằng việc sáp nhập này sẽ gia tăng sức mạnh rất lớn cho Grab, tuy nhiên trong thách thức không phải không có thời cơ.

thumb03

Sẽ rất khó để taxi truyền thống và taxi công nghệ sống với nhau trên thị trường

Quyết đấu với gã khổng lồ Grab

Một mình một chợ, Grab bắt đầu làm dấy lên nỗi lo độc quyền khi liên tiếp bị phản ảnh tăng giá cước vô tội vạ, thái độ phục vụ của nhân viên ngày càng đi xuống. Lợi dụng lúc hình ảnh của đối thủ đang lung lay, các hãng taxi truyền thống đã đồng loạt tung “đòn phản công”.

Sáp nhập để tăng sức mạnh; chuẩn hóa nhân sự, nâng cao chất lượng... là cách mà các doanh nghiệp (DN) taxi truyền thống sử dụng để chống lại taxi công nghệ. 

“Anh cả” Vinasun đang theo chiến lược đánh mạnh vào chất lượng lái xe - một trong những yếu tố được các chuyên gia đánh giá là điểm yếu của taxi công nghệ sau hàng loạt các bên bối như tài xế Grab quấy rối bé 9 tuổi; tài xế Grab chửi khách hàng ngu vì lên xe không chào...

Vinasun đang tổ chức cho hơn 10.000 tài xế được huấn luyện nghiệp vụ theo tiêu chuẩn châu Âu từ ngày 18/6 - 10/7. Địa điểm huấn luyện khá linh hoạt tại các công viên, cây xăng thuộc khu vực trung tâm TP.HCM, với sự tham gia của 10 giảng viên là người nước ngoài và 10 giảng viên Vinasun. Trong 16 ngày diễn ra chương trình huấn luyện, ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT của công ty cũng sẽ tham gia huấn luyện nghiệp vụ cho lái xe cùng các giảng viên.

Ông Tạ Long Hỷ, Phó tổng giám đốc - kiêm Giám đốc taxi Vinasun chia sẻ: “Trước áp lực cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp taxi công nghệ nước ngoài, đồng thời bản thân công ty cũng muốn thay đổi hình ảnh lái xe Vinasun trong mắt người tiêu dùng, chúng tôi đã hợp tác với nhiều chuyên gia và giảng viên người nước ngoài để huấn luyện cho lái xe phong cách phục vụ chuyên nghiệp, hiện đại. Chúng tôi kỳ vọng trong thời gian tới khách hàng sẽ đón nhận Vinasun Taxi với một phong cách mới, tài xế chuyên nghiệp, thân thiện hơn. Các dịch vụ và tiện ích cho khách hàng không thua kém gì các công ty nước ngoài”.

Trước đó, Vinataxi - hãng vận tải chiếm thị phần lớn thứ 3 tại TP.HCM cũng đã thông tin kế hoạch sáp nhập với ComfortDelGro Savico Taxi - doanh nghiệp vừa thông báo tạm ngừng hoạt động vào cuối tháng 3 vì liên tiếp gặp khó khăn trong vài năm trở lại đây trước sự cạnh tranh gay gắt của Uber - Grab. Cái bắt tay này nhằm hợp lực sức mạnh, mở rộng quy mô, tăng nguồn lực của Vinataxi để hướng tới mục tiêu giành lại thị phần, đạt kế hoạch tăng trưởng gấp 6 lần năm trước.

Người tiêu dùng hưởng lợi

Không có một dịch vụ nào là hoàn hảo và sự hơn nhau chính là việc biết liên tục cải tiến, hoàn thiện để ngày càng tốt hơn, ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Grab đã làm được điều này nhờ ứng dụng nền tảng công nghệ, giúp cho dịch vụ của họ vừa rẻ hơn (trên mặt bằng cước bình quân ngày thường), gọi xe tiện lợi hơn, thông tin minh bạch hơn, cung cách phục vụ cũng gần gũi và lịch sự hơn.v.v… so với taxi/xe ôm truyền thống. Song như thế, không có nghĩa đã là tuyệt vời, dịch vụ của Grab đã là thiên đường.

Dịch vụ xe công nghệ cũng có nhiều mặt trái. Đơn cử như cước tăng cao hơn cước taxi truyền thống vào giờ cao điểm trong ngày thường đến 30% hoặc 50%. Hay trong các trận mưa ngập lụt tại TP.HCM trong năm 2017, cước dịch vụ của Grab đi vào vùng ngập tăng đến vài trăm phần trăm.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, so với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài như Grab, doanh nghiệp Việt còn nhiều hạn chế về nguồn lực, công nghệ. Tuy nhiên chúng ta lại có lợi thế là sở hữu lượng tài xế chuyên nghiệp, đảm bảo tối đa an toàn cho khách hàng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có tâm lý “sợ” Grab độc quyền nên bất cứ chuyển biến tích cực nào cũng sẽ dễ dàng được đón nhận.

“Các doanh nghiệp vận tải cần đầu tư để có hệ thống công nghệ hiện đại, đặc biệt đánh mạnh vào yếu tố an toàn, cải thiện chất lượng dịch vụ. Bên nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cuộc chiến càng gay gắt, người tiêu dùng càng được hưởng lợi” - ông Nghĩa nhận định.

 Kim Dung (t/h)

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.