SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Cuộc chiến bản quyền suốt 8 năm: Oracle nhận phán quyết có lợi trước Google

06:43, 30/03/2018
(SHTT) - Theo quyết định của Tòa phúc thẩm khu vực liên bang vào ngày 28/3 vừa qua, Google đã vi phạm bản quyền của Oracle khi sử dụng mã code Java để phát triển Android. Hồi kết cho cuộc chiến giữa hai gã khổng lỗ có lẽ đang tới rất gần.

Cuộc chiến pháp lý giữa hai công ty được châm ngòi từ năm 2010, khi Oracle đâm đơn kiện Google ngay sau khi hãng này thu mua thành công công ty sản xuất phần mềm Sun Microsystems và giành được quyền sở hữu Java.

Vào thời điểm đó Google đã thắng kiện và được phép tiếp tục sử dụng mã code API vì điều đó phù hợp với luật bản quyền, nhưng phía nguyên đơn Oracle không chấp nhận phán quyết và vẫn tiếp tục đệ đơn lên tòa án cấp cao để xử lý.

google

 

Vụ việc ngay sau đó được được chuyển đến toà án liên bang ở California để xác định mức tiền bồ thường mà Alphabet sẽ phải trả cho vụ vi phạm bản quyền này là bao nhiêu. Oracle ban đầu đã đưa ra mức tiền là 8,8 tỷ đô la, tuy nhiên con số này vẫn có thể tăng lên. Google đã bày tỏ sự không hài lòng đối với phán quyết ban đầu của tòa án và cho biết họ đang chuẩn bị cho những buổi tranh tụng tiếp theo của vụ kiện.

Vụ tranh chấp có ảnh hưởng không chỉ tới Google và Oracle mà còn gây nên sự chia rẽ trong khu vực Silicon Valley trong nhiều năm do những ý kiến trái chiều về vấn đề bản quyền giữa những người phát triển code và những người phát triển phần mềm.

Luật sư Mark Schonfeld thuộc công ty luật Burn & Levinson tại Boston nói rằng: "Đây là một quyết định rất quan trọng về vấn đề "sử dụng hợp lý". Nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với ngành công nghiệp phần mềm. Tôi nghĩ Tòa án tối cao sẽ phải tham gia giải quyết vụ việc này vì phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang gây ra quá nhiều tranh cãi."

API

Được biết, API có thể hoạt động trên nhiều loại thiết bị khác nhau và cung cấp các hướng dẫn cho những tác vụ như kết nối với Internet hoặc truy cập các loại tài liệu nhất định. Bằng cách sử dụng API, các lập trình viên sẽ không phải viết một mã code hoàn toàn mới cho phần mềm mà có thể chỉnh sửa linh hoạt tùy vào mục đích lập trình.

google 1

 

Tổng giám đốc của Oracle, Dorian Daley, đã tuyên bố: "Quyết định của Toà phúc thẩm liên bang tuân theo những nguyên tắc cơ bản của luật sở hữu trí tuệ, và cho thấy rõ ràng rằng Google đã phạm luật. Quyết định này sẽ bảo vệ những sáng chế và người tiêu dùng khỏi việc bị lạm dụng trái phép các quyền của họ".

Google và những người ủng hộ công ty này cho rằng quyết định của tào phúc thẩm có thể gây ảnh hưởng tới việc phát triển các phần mềm mới cũng như sẽ gây gia tăng chi phí sử dụng các dịch vụ cho người tiêu dùng.

Google đã tuyên bố rằng: "Chúng tôi rất thất vọng vì toà án đã đảo ngược quyết định mọi người được phép sử dụng Java miễn phí. Phán quyết này sẽ khiến người tiêu dùng phải chịu thêm các chi phí cho việc sử dụng các ứng dụng và dịch vụ online”.

Giới hạn cho “sự miễn phí”

Oracle cho biết họ sẽ cho phép những người muốn phát triển các ứng dụng cho máy tính và các thiết bị di động sử dụng API của họ, nhưng sẽ không cho phép các hãng phần mềm sử dụng API để xây dựng một nền tảng cạnh tranh hoặc tích hợp trong các thiết bị điện tử.

google 2.jpg

 

Toà án phúc thẩm liên bang Washington đưa ra phán quyết rằng: "Hệ điều hành Android miễn phí không đồng nghĩa với việc Google sử dụng gói Java API".

Tòa án đã đưa ra chứng cứ về việc Android thu được lợi nhuận 42 tỷ đô la từ việc quảng cáo online. Và họ cũng cho biết Google đã không thay đổi bất cứ nội dung nào trong API bản quyền.

Theo luật sư Ping Hu, người đứng đầu văn phòng luật sở hữu trí tuệ tại Mirick O'Connell, Boston, khoản bồi thường sẽ trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi vì Oracle muốn đòi 8,8 tỷ đô la từ vụ kiện, trong khi Google cho rằng giá trị của API rất thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc Google sẽ phải nộp thêm các thông tin bổ sung về những lợi nhuận thu được từ hệ điều hành Android miễn phí mà hãng này đã cung cấp cho người tiêu dùng.

Luật sư cũng cho rằng quyết định của tòa phúc thẩm "là một chiến thắng lớn dối với Oracle, nhưng đây có thể vẫn chưa phải là cái kết cho cuộc chiến này."

Những bước đi tiếp theo

Google có thể sẽ yêu cầu các thẩm phán xem xét lại phán quyết của họ. Nếu không thành công, Google có thể yêu cầu Toà án tối cao giải quyết vụ kiện. Hiện vẫn đang có rất nhiều người ủng hộ cho phương án của Google.

Theo Meredith Rose, chuyên gia tư vấn chính sách của Public Knowledg, phán quyết của tòa án vào 28/3 "sẽ đi ngược lại những gì mà ngành công nghiệp phần mềm vẫn duy trì trong hàng thập kỉ qua".

Rose cũng khẳng định: "Nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với khả năng cạnh tranh và sự phát triển của toàn ngành công nghệ. Điều này có thể dẫn đến giá sử dụng các dịch vụ tăng cao hơn, giảm bớt các sự lựa chọn và tăng các sản phẩm công nghệ kém chất lượng cho người tiêu dùng".

google 3

 

Trước năm 2010, Oracle đã bị công ty Sun Microsystems cáo buộc vì đã vi phạm cam kết đảm bảo Java được mọi người sử dụng miễn phí. Sau đó, Oracle đã mua lại Sun vào tháng 1 năm 2010 với giá 7,4 tỷ USD, và khởi kiện Google chỉ sau đó 8 tháng.

Cũng cùng trong năm 2010, Oracle đã thắng kiện đối thủ SAP và đòi được số tiền bồi thường là 1,3 tỷ đô la.

Google và SAP sẽ không phải là hai hãng duy nhất chịu thiệt hại từ phán quyết của tòa án. Rất nhiều công ty khác đều đang xây dựng phần mềm dựa trên mã code API. Điều đó có nghĩa các công ty khác cũng sẽ phải chịu phí bản quyền cho việc sử dụng API và việc họ có bị khởi kiện như Google hay SAP hay không chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.

Nguyễn Huế

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.