SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

"Công nghiệp đồ chơi Việt Nam": vẫn là một giấc mơ quá xa vời?

06:54, 25/05/2018
(SHTT) - Đồ chơi Việt trong thời gian gần đây đang nhận được nhiều thiện cảm, ủng hộ tích cực từ phía người tiêu dùng song có vẻ như đến giờ phút này, các doanh nghiệp trong nước vẫn bất lực và lép vế ngay trên “sân nhà”.

“Ma trận” đồ chơi “Made in China”

Dọc theo các tuyến phố chuyên bán đồ chơi trẻ em như: Lương Văn Can, Hàng Mã hay tại các cửa hàng đồ chơi dành cho trẻ em, chúng ta luôn luôn bắt gặp các sản phẩm "Made in China" tràn ngập các gian bán. Trong khi đó, các loại đồ chơi do Việt Nam sản xuất thì may ra mới xuất hiện ở một hai nơi với một tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn.

Thị trường đồ chơi trẻ em hiện được chia thành 2 phân khúc chính. Nhóm đồ chơi cao cấp được bán ở các hệ thống cửa hàng đồ chơi nhập khẩu, trung tâm thương mại. Đồ chơi được nhập khẩu qua các công ty như: Phương Nga chuyên phân phối các nhãn hiệu Barbie, Hotwheels, Disney… qua chuỗi cửa hàng Funny Land, nhà sách, trường học; Việt Tinh Anh độc quyền phân phối đồ chơi LEGO, Siku, Moxie Girlz, K’s Kids... qua chuỗi My Kingdom; An Điền chuyên phân phối đồ chơi nhãn hiệu Nhật như Tomy, Bandai, Epoch. Trong khi đó, Petrosetco có lợi thế về các thương hiệu đồ chơi Đức như BIG, Fischertechnik, Teifoc... Mỗi món đồ chơi cao cấp có giá bán vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng nhưng sức mua khá cao. Dù giá đồ chơi nước ngoài cao nhưng được nhiều người tiêu dùng chọn mua vì yên tâm về chất lượng, đặc biệt khi có nhiều thông tin đồ chơi Trung Quốc có nhiều chất gây hại cho sức khỏe trẻ em.

Phân khúc thứ hai là thị trường đồ chơi bình dân tại các chợ, siêu thị và cửa hàng đồ chơi nhỏ lẻ. Ở các kênh phân phối này, bất kỳ món đồ nào, từ đơn giản như trái bóng, thú nhồi bông, cho đến xe lắp ráp, đồ chơi xếp hình tinh xảo, thì hơn 90% có xuất xứ từ Trung Quốc; giá nào cũng có, vài chục ngàn đồng hay vài trăm nghìn đồng. Đồ chơi Việt Nam trong phân khúc này chỉ có một vài thương hiệu tên tuổi, như Nhựa Chợ Lớn, Long Thủy, LHT. Đại Đồng Tiến tuy cũng là doanh nghiệp có tiếng trong ngành nhựa, song chỉ tập trung gia công cho thương hiệu Viking Toys của Thụy Điển chứ không tham gia thị trường dưới thương hiệu riêng. Ngoài ra, ngách thị trường được các doanh nghiệp nội phát triển là nhóm đồ chơi gỗ mang tính giáo dục như Đức Thành với thương hiệu Winwintoys, Nam Hoa…

Trong khi đó, đồ chơi Việt có mẫu mã đơn điệu, giá bán không cạnh tranh, kiểu dáng không bắt mắt nên ít được ưa chuộng

anh ve do choi

"Ma trận" đồ chơi trẻ em (Ảnh Internet) 

Thật ra, bài toán đồ chơi ngoại lấn át đồ chơi nội đã được đặt ra từ rất lâu rồi nhưng cho đến nay, câu trả lời của các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng trên. Với một thị trường giàu tiềm năng như Việt Nam thì việc đồ chơi Việt lép vế ngay trên sân nhà quả thật là một sự lãng phí. Nguyên nhân để nói ra rất đơn giản, nhưng để khắc phục vấn đề đó thì lại là cả một quá trình dài và... khó.

Thị trường bị bỏ ngỏ

Mặc dù cả nước có trên 200 doanh nghiệp sản xuất đồ chơi (có đăng ký sản xuất kinh doanh), nhưng người tiêu dùng chỉ biết đến một vài thương hiệu như đồ chơi nhựa Chợ Lớn, đồ chơi gỗ Đức Thành, ETIC Việt Nam, đồ chơi công nghệ cao Robot Tosy hay Tia Sáng... Giá cả chủ yếu phù hợp với đối tượng khách hàng trung lưu (giá đồ chơi gỗ Việt Nam từ 150.000 đồng - 550.000 đồng/món). Ở nhóm sản phẩm đồ chơi gỗ, các nhà sản xuất như Đức Thành, Etic có lợi thế về nguyên liệu, có trang thiết bị sản xuất hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn cho trẻ (tiêu chuẩn của thị trường châu Âu), nhưng tiêu thụ nội địa vẫn rất ít, chủ yếu là xuất khẩu, vì ở thị trường trong nước không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Nkid, thị trường tiêu dùng cho trẻ em tại Việt Nam ước tính lên đến 5,2 tỉ USD cho 3 nhóm giáo dục, y tế và các sản phẩm dịch vụ liên quan. Trong đó, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến trẻ em ước đạt doanh thu khoảng 3 tỉ USD/năm. Trong nhóm này, các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng chiếm khoảng 1,2 tỉ USD, sản phẩm tiêu dùng gồm đồ chơi, quần áo trị giá 1,1 tỉ USD, còn dịch vụ vui chơi giải trí ước tính khoảng 700 triệu USD. Sự phát triển nở rộ của các hệ thống phục vụ cho bà mẹ và trẻ em như  Kids Plaza, Bi bo Mart… đã chứng minh thị trường “mẹ và bé” còn rất nhiều tiềm năng. Lấy hệ thống Concung làm ví dụ. Chỉ sau 5 năm ra mắt, chuỗi siêu thị thời trang, đồ chơi, thực phẩm này đã mở được 83 cửa hàng trên cả nước

Theo ông Hoàng Mạnh Cường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Etic, hàng tháng công ty cung cấp khoảng 10.000 sản phẩm đồ chơi gỗ ra thị trường phục vụ khách hàng cả trong nước và quốc tế. Thực tế, năng lực của doanh nghiệp sản xuất đồ chơi Việt hiện nay là rất lớn, nhưng hầu hết đều tập trung xuất khẩu. Như công ty đồ chơi công nghệ cao Robot Tosy đã xuất khẩu sản phẩm đến 60 quốc gia trên thế giới, nhưng hầu như không có mặt ở thị trường nội địa. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có một hiệp hội, liên ngành nào về đồ chơi trẻ em, chính vì vậy ngành "công nghiệp đồ chơi Việt Nam" vẫn là một giấc mơ quá xa vời. Làm thế nào để những đồ chơi do Việt Nam sản xuất vừa đảm bảo chất lượng, giá cả vừa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng xem ra vẫn chưa có lời giải trong thời gian tới.

 Nguyễn Nhị (t/h)

Tin khác

Kinh tế 4 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Thương hiệu 2 ngày trước
(SHTT) - Nhằm tri ân khách hàng cũng như chào đón Đại lễ lớn 30/4-1/5, Hyundai Lê Văn Lương gửi tới khách hàng chương trình khuyến mãi với những ưu đãi cực hấp dẫn cho quý khách hàng.
Kinh tế 5 ngày trước
(SHTT) - Mua bán online lên ngôi, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn cảnh khách mua hàng nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thay vào đó, nhiều gian hàng đã đóng cửa, những tiểu thương còn lại cố gắng “gồng lỗ” để duy trì buôn bán dù ế ẩm.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Tại buổi tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" do Vụ Thị trường châu Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12/4, ở TP HCM, Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Topvalu Việt Nam chia sẻ Chuối tươi hàng Việt phủ 100% tại chuỗi siêu thị AEON Hong Kong.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Quý I/2024 hoạt động thương mại, dịch vụ (TMDV) trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, hàng hóa dồi dào, đa dạng... Các doanh nghiệp, nhà phân phối đã tổ chức đa dạng các giải pháp kích cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến mại để tăng sức mua bán.