SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Condotel ven biển "chết chìm" - Bài 1: Đại gia đua "xí phần" dự án chốn "thâm sơn cùng cốc"

09:28, 15/10/2018
(SHTT) - Được đánh giá là phân khúc hút khách và mang lại nhiều lợi nhuận, hàng loạt ông lớn trong làng BĐS Việt Nam như: FLC, Sun Group, CEO Group....đã có những cú bứt phá ngoại mục dịch chuyển từ đầu tư dự án ven biển sang hướng núi với hàng loạt những công trình ngàn tỷ nơi núi cao, rừng thẳm.

Sau 5-6 năm phát triển thăng hoa, sản phẩm condotel (căn hộ khách sạn nghỉ dưỡng) đã có mặt ở khắp nơi, trong đó tập trung nhiều nhất là các trung tâm du lịch biển.

Sự thăng hoa của thị trường condotel thu hút số lượng lớn doanh nghiệp địa ốc tham gia đầu tư dự án, khiến sản phẩm này nhanh chóng chuyển sang dư thừa, cung lớn hơn cầu. Trong đó, có thị trường lượng hàng tồn kho chiếm đến trên 90%.

Lượng hàng tồn kho quá lớn, khách hàng lại có tâm lý rè chừng do những hạn chế về mặt pháp lý của condotel, khiến một số doanh nghiệp đầu tư dự án quy mô, hoặc nhiều dự án condotel thực sự rơi vào khủng hoảng.

Trong khi bất động sản biển đang chuyển dần sang giai đoạn bão hòa thì một bộ phận doanh nghiệp nhanh nhạy đã chuyển hướng “lên núi”, vào rừng tìm kiếm các cơ hội gia tăng lợi nhuận. 

Tiềm năng của phân khúc bất động sản này là rất lớn bởi theo thống kê tại báo cáo mới nhất của CBRE, trong 2 năm vừa qua ngành du lịch Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân đạt 27%, nằm trong số những quốc gia có đà tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Á. 

44126988_703837693314066_8331384896584941568_n

 Bà Nà hills - một trong những dự án BĐS "khủng" của Sun Group.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng cũng là một kênh đầu tư hấp dẫn và là một sản phẩm thể hiện phong cách sống của tầng lớp khá giả trong những năm gần đây. 

Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam Neil Macgregor nhận định: "Không riêng gì khu vực ven biển, hiện các sản phẩm nghỉ dưỡng trên núi cũng được ví như thỏi nam châm để thu hút khách du lịch quốc tế. Nguyên nhân là bởi hạ tầng dịch vụ được đầu tư hiện đại, các thành phần kinh tế tư nhân được tham gia đầu tư, khai thác dịch vụ tại những địa điểm du lịch trọng điểm...".

Theo đánh giá của các chuyên gia, bất động sản nghỉ dưỡng trên núi sẽ là lựa chọn tiếp theo sau sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng biển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng núi không phải là "sân chơi" cho tất cả mọi doanh nghiệp, bởi chi phí để đầu tư xây dựng một dự án trên núi thường nhân hệ số 1,5 trở lên tuỳ thuộc vào địa hình và hạ tầng xây dựng. Do đó, những dự trù chi phí đầu tư ban đầu thường làm chùn bước các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Câu chuyện Tập đoàn ArChi, INT Group hay Công ty cổ phần Sỹ Ngàn, từng "chết chìm", thậm chí phá sản, không thể "ngóc đầu" vì đầu tư dự án nghỉ dưỡng trên núi Lương Sơn (Hòa Bình), Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội), đến nay vẫn là những dẫn chứng đau thương cho các doanh nghiệp địa ốc, với nguồn lực tài chính hạn chế muốn hướng núi đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng.  

Không phải loại hình bất động sản đại chúng, bởi những khó khăn trong việc đầu tư dự án. Tuy nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi lại có nhiều cơ hội. Thậm chí dự án nghỉ dưỡng núi địa hình càng hiểm trở, càng "độc" thì tiềm năng khai thác càng lớn. 

Theo một khảo sát được Tổng cục thống kê công bố, lượng khách lưu trú ở các điểm du lịch núi trung bình là hơn 5 ngày, dài hơn so với mức trung bình hơn 3 ngày của du lịch biển. Thêm vào đó, du khách đến với BĐS nghỉ dưỡng núi cũng chủ yếu là những du khách có điều kiện kinh tế muốn cảm nhận cuộc sống chậm lại, hít thở bầu không khí mát mẻ mà không thể có được tại các thành phố lớn sôi động.

Các hãng du lịch lớn cũng cho rằng, biệt thự nghỉ dưỡng trên núi là một lợi thế mà Việt Nam gần như chưa khai thác nhiều. Khung cảnh thiên nhiên độc đáo và bản sắc dân tộc mang đến sự khác biệt cho du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng ở các tỉnh miền núi. Bất động sản nghỉ dưỡng núi sẽ là một lĩnh vực hấp dẫn đầu tư trong thời gian tới và nếu khai khác tốt sẽ không thiếu khách. Nắm bắt được những lợi thế đó, hàng loạt ông lớn trong làng BĐS Việt Nam đã nhanh chân gom đất, xí phần, chuẩn bị những cuộc đổ bộ ồ ạt cho các "siêu dự án" nghìn tỷ trải điều tại nhiều khu vực trọng điểm trên cả nước.

Thu Hiền

Tin khác

Kinh tế 15 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Thương hiệu 2 ngày trước
(SHTT) - Nhằm tri ân khách hàng cũng như chào đón Đại lễ lớn 30/4-1/5, Hyundai Lê Văn Lương gửi tới khách hàng chương trình khuyến mãi với những ưu đãi cực hấp dẫn cho quý khách hàng.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Mua bán online lên ngôi, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn cảnh khách mua hàng nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thay vào đó, nhiều gian hàng đã đóng cửa, những tiểu thương còn lại cố gắng “gồng lỗ” để duy trì buôn bán dù ế ẩm.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Tại buổi tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" do Vụ Thị trường châu Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12/4, ở TP HCM, Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Topvalu Việt Nam chia sẻ Chuối tươi hàng Việt phủ 100% tại chuỗi siêu thị AEON Hong Kong.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Quý I/2024 hoạt động thương mại, dịch vụ (TMDV) trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, hàng hóa dồi dào, đa dạng... Các doanh nghiệp, nhà phân phối đã tổ chức đa dạng các giải pháp kích cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến mại để tăng sức mua bán.