SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Có thế lực ngầm dìm giá hay đây mới là lý do thực sự khiến cổ phiếu Hoa Sen "tụt dốc"?

08:37, 16/01/2019
(SHTT) - Thời gian gần đây, xuất hiện đồn đoán cho rằng, cổ phiếu HSG Hoa Sen trong vòng 1 năm qua đã “bốc hơi” tới 72,6% giá trị mặc dù Tập đoàn này vẫn tăng trưởng doanh thu và có lợi nhuận có thể là do sự chi phối của thế lực ngầm nào đó.

 Tuy nhiên, khi tìm hiểu về vấn đề này mới thấy rằng, cổ phiếu HSG không đơn giản là bị dìm giá mà nguyên nhân lại xuất phát từ chính tình hình kinh doanh của Hoa Sen.

HSG

 

Được thành lập từ ngày 8/8/2001 bởi ông Lê Phước Vũ, trải qua 17 năm hình thành và phát triển, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) hiện là một trong những doanh nghiệp tôn thép hàng đầu Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Theo thống kê Hiệp hội Thép Việt Nam, trong niên độ tài chính (NĐTC) 2017 - 2018, Tập đoàn Hoa Sen đang dẫn đầu các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn, thép tại thị trường Việt Nam với hơn 34% thị phần tôn và gần 20% thị phần ống thép.

Không ngừng lớn mạnh tại thị trường nội địa, sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen tiếp tục khẳng định vị thế số 1 khi có mặt tại hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo đó, kết thúc NĐTC 2017 – 2018, Tập đoàn Hoa Sen đạt sản lượng tiêu thụ hơn 1,7 triệu tấn thành phẩm, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ niên độ 2016 - 2017. Doanh thu thuần đạt 34.441 tỷ đồng, tăng trưởng 32%, tương ứng tăng 8.292 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu nội địa tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chiếm 65% tổng doanh thu Tập đoàn.

Mặc dù doanh thu tiếp tục tăng trưởng mạnh, song áp lực về giá vốn và lãi vay khiến lợi nhuận của Hoa Sen bị ăn mòn chỉ còn lại 529 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 409 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tương ứng 67,7% và 69,2% so với niên độ 2016-2017.

Tính đến ngày 30/9/2018, Hoa Sen có tổng tài sản đạt mức 21.254 tỷ đồng, giảm 337 tỷ đồng so với thời điểm 1/10/2017. Trong đó hàng tồn kho ở mức 6.647 tỷ đồng, cùng với khoản nợ phải trả 16.103 tỷ đồng, gấp 3,1 lần vốn chủ sở hữu hiện có của Tập đoàn.

hoa sen 1

 Nguồn: BCTC hợp nhất Hoa Sen Group

Trước tình hình thị trường thép bất ổn, vào Quý III/2018, Hoa Sen đã ban hành Quyết định giải thể CTCP Hoa Sen Vân Hội - chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái đầm Vân Hội tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, với lý do không tổ chức được sản xuất kinh doanh.

Đươc biết, CTCP Hoa Sen Vân Hội là công ty con của Tập đoàn Hoa Sen, được thành lập vào giữa năm 2016 với số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Hoa Sen sở hữu 70% vốn góp, 2 cổ đông khác là CTCP Du lịch Hoa Sen và đại gia Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Hoa Sen sở hữu 30%.

Công ty này được thành lập để triển khai dự án bất động sản, dịch vụ và du lịch đầu tiên của Tập đoàn Hoa Sen. Đó là dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái Đầm Vân Hội có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, nằm trên địa phận hai xã Việt Cường và Vân Hội, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Theo quy hoạch, dự án có tổng diện tích quỹ đất lập quy hoạch là 1.346 ha, được thiết kế gồm: khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự cao cấp, khu du lịch…

Lý giải việc lựa chọn địa điểm triển khai dự án bất động sản quy mô lớn đầu tiên của Tập đoàn, ông Vũ cho biết, Đầm Vân Hội hội tụ được các yếu tố khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tâm linh.

Vào thời điểm công bố quy hoạch dự án này, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen từng trả lời rằng:"Cơ hội thị trường sẽ giải quyết tất cả! Đây là thời điểm tốt nhất, tốt hơn bao giờ hết để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Nếu chúng tôi không làm bây giờ thì sẽ không bao giờ có cơ hội tốt hơn thế".

Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ ngày khởi công, đến nay Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội vẫn còn dở dang và Tập đoàn Hoa Sen đã quyết định từ bỏ “miếng bánh béo bở” bằng việc giải thể Công ty Hoa Sen Vân Hội.

hoasenvanhoi

Dự án Khu du lịch sinh thái hồ Vân Hội 

Được biết, đây không phải đầu tiên Hoa Sen gặp thất bại khi đầu tư vào BĐS mà từ trước đó năm 2009 tập đoàn này đã bắt đầu bước chân vào lĩnh vực địa ốc. Khi đó, Hoa Sen đầu tư vào dự án khu dân cư Điền Phúc Thành ở Quận 9 (TP.HCM), dự án đầu tiên Hoa Sen đầu tư có tổng mức đầu tư 180 tỷ đồng là một chung cư 18 tầng. Tiếp sau đó 2 năm thì Hoa Sen tiếp tục đầu tư thêm 2 dự án căn hộ khác tại Quận 9 là Hoa Sen Phước Long B và căn hộ Hoa Sen Riverside.

Ngoài ra, định hướng phát triển lâu dài của Hoa Sen là tiếp tục mở rộng đầu tư BĐS và tham vọng trở thành tập đoàn đứng đầu trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, rơi đúng giai đoạn thị trường bất động sản TP.HCM khủng hoảng, trầm lắng khiến Tập đoàn Hoa Sen đã tính chuyện rút lui. Đến 2011 thì tập đoàn Hoa Sen bất ngờ tuyên bố rút khỏi bất động sản vì kinh doanh không được như kỳ vọng, để tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình là thép.

Hoa Sen đã chuyển nhượng để rút hết vốn ra khỏi 3 dự án BĐS và 1 dự án logistics – dự án Cảng Quốc tế Hoa Sen – Gemadept, chỉ giữ lại dự án Phố Đông – Hoa Sen đang xây dựng dở dang. Tính đến hết năm 2011, tổng vốn Hoa Sen đã giải ngân cho 4 dự án dự định chuyển nhượng là 186,98 tỷ đồng.

Không chỉ dừng việc đầu tư vào bất động sản, trước tình hình kinh doanh ngành thép không mấy sáng sủa, mới đây Hoa Sen đi đến quyết định chuyển nhượng bất động sản tại Đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM để thu hồi vốn đầu tư. Tổng giá trị chuyển nhượng gần 140 tỷ đồng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Hoa Sen từ vị thế "ông trùm ngành thép" bị rơi vào cơn bĩ cực, nợ vay đầm đìa, tuy nhiên, trong số này không thể phủ nhận việc lựa chọn bất động sản là hướng đi sai lầm của Tập đoàn này.

Theo các chuyên gia, bất động sản là ngành đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn mạnh để đi đường trường, vì để có sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí đầu tư khá cao từ công đoạn lập dự án, ra giấy phép dự án, đền bù giải phóng mặt bằng, hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, thiết kế...

Nếu không có tài chính vững vàng và kinh nghiệm, doanh nghiệp dễ lún sâu vào chuyện nợ nần mà xao nhãng ngành nghề kinh doanh truyền thống vốn là thế mạnh cũng đồng thời là cần câu cơm nuôi sống chính mình.

Việc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp ngoài ngành trong thời gian qua là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản, hứa hẹn sẽ đưa thị trường vào giai đoạn phát triển mới, giải quyết được phần nào nhu cầu về nhà ở, nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân cả nước và du khách nước ngoài cũng như là tín hiệu đáng mừng cho các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất,…

Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng, đi kèm với “miếng bánh” lợi nhuận vô cùng hấp dẫn, bất động sản là một lĩnh vực đầu tư tiềm ẩn không ít rủi ro. Việc ồ ạt đầu tư chạy theo lợi nhuận, thiếu chuyên nghiệp có thể khiến các doanh nghiệp “sa lầy” làm ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Ánh Phượng

Tin khác

Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 15 giờ trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.
Kinh tế 18 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.