SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 09/04/2024
  • Click để copy

Có thể bạn chưa biết: Những bộ phận của gà cực hại nên hạn chế ăn

08:18, 18/01/2018
(SHTT) - Thịt gà là thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên những bộ phận của gà như cổ gà, da gà, phổi gà, phao câu... lại chứa nhiều chất độc và dễ gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy mọi người nên hạn chế ăn những bộ phận này.

Cổ gà

bo phan cua ga cuc hai b

 

Cổ gà có ít thịt nhưng tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà. Trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi tồn tại. Vì vậy, khi ăn thịt cổ gà nên bóc bỏ lớp da và không nên ăn nhiều. Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ngậm hay ăn thịt cổ gà sẽ gây độc cho cơ thể.

Phao câu

Phao câu gà được xem là món "khoái khẩu" của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, vừa béo, lại có mùi hương đặc biệt.

Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành của Hiệp hội Dinh dưỡng ở Đại Liên, Trung Quốc, Wang Xingguo: Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư. Nhưng chúng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên buộc phải tích tụ tại phao câu. Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành "kho chứa" độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.

Da gà

Đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại. Đặc biệt, với món gà quay, lượng cholesterol có thế bị chuyển hóa thành các chất gây bệnh nhờ sự xúc tác của nhiệt độ cao.

Do đó, các bác sỹ khuyên rằng: khi ăn thịt gà nên bỏ da và tuyệt đối không lọc da gà chế biến thành các món ăn khác.

Cánh gà

bo phan cua ga cuc hai a

 

Cánh gà tập trung chủ yếu là da và phần mỡ dư thừa tích tụ khá lớn. Ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp một lượng lớn chất béo vào cơ thể. Mỡ động vật, gia cầm ăn nhiều thì không tốt cho sức khỏe.

Phổi gà

Gà là loại gia cầm thường xuyên ăn các loại sinh vật và mối trường sống cũng như đặc tính.

Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà cũng là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.

Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất.

Mề gà

bo phan cua ga cuc hai

 

Mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây. Nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vy Thảo(t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - TP Hải Phòng đang tích cực trong việc thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và sáng kiến để phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.
Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Những mô hình não 3D được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể giúp giải thích lý do chấn động não và các chấn thương sọ não (CTSN) khác làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Văn phòng Thống đốc tiểu bang Washington dẫn đầu phái đoàn gồm khoảng 46 lãnh đạo doanh nghiệp, cảng, ngành công nghiệp và giáo dục trong chuyến thăm của phái đoàn thương mại kéo dài năm ngày đến Việt Nam. Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp của tiểu bang Washington cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động của đoàn.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
Mỗi năm, Thừa Thiên Huế sử dụng 200 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, thải ra môi trường khoảng 20 tấn bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Nghiên cứu chế phẩm sinh học từ thực vật bản địa thay thế hóa chất là hướng đi quan trọng để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Trước việc các vụ tấn công của hacker diễn ra phức tạp trong thời gian vừa qua, tiêu biểu là vụ tấn công vào hệ thống của VNDIRECT và PVOIL, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia vừa phát đi thông báo về các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.