SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Chuyện lạ cậu bé 3 tuổi nói tiếng Anh như người bản địa dù chưa từng được học

16:00, 08/06/2018
(SHTT) - Sinh ra trong một gia đình nói tiếng Ả Rập nhưng cậu bé O'Neal Mahmoud lại khiến mọi người ngạc nhiên khi nói tiếng Anh như người bản địa dù chưa bao giờ được tiếp xúc với ngôn ngữ này. Trong khi đó trình độ tiếng Ả Rập - tiếng mẹ đẻ của cậu bé - lại thấp hơn rất nhiều.

Được biết, O'Neal Mahmoud được sinh ra trong một gia đình người Druze nói tiếng Ả Rập ở cao nguyên Golan, Israel. Cậu bé không hề biết nói cho tới năm 2 tuổi. Khi đó, cậu bé bắt đầu tạo ra những âm thanh không xác định được, rồi một thời gian sau O'Neal Mahmoud bắt đầu nói tiếng Anh lưu loát và sử dụng các cụm từ và câu như "my dear" hay "oh my goodness". Những từ ngữ này vốn hầu như chẳng bao giờ được sử dụng ở ngôi làng nơi cậu sống.

Sự việc kỳ lạ đã khiến gia đình của O'Neal vô cùng nhạc nhiên, quyết định mời các chuyên gia vào cuộc. Một nhà trị liệu ngôn ngữ và một nhà ngôn ngữ học đã kiểm tra trình độ tiếng Anh của O'Neal và cho biết, trình độ của cậu bé bằng một cậu bé 3 tuổi được sinh ra trong gia đình nói tiếng Anh. Thế nhưng, trình độ tiếng Ả Rập của O'Neal - ngôn ngữ mẹ đẻ của cậu bé - lại thấp hơn rất nhiều.

cau be ky la

 Chuyện lạ cậu bé 3 tuổi nói tiếng Anh như người bản địa dù chưa từng được học

Bố mẹ của O'Neal cũng không biết nói tiếng Anh và chưa từng mang con ra nước ngoài hay cho cậu bé xem những chương trình TV nói tiếng Anh cả. Vì vậy mọi người không lý giải được tại sao O'Neal có thể phát âm được những từ phức tạp như "motorcycle" (xe máy), "rectangle" (hình chữ nhật) hay "waterfall" (thác nước). Điều đặc biệt là cậu bé cậu bé không hề biết gọi những vật đó bằng tiếng mẹ đẻ như thế nào.

Bởi vì trình độ nói tiếng Ả Rập của O'Neal quá kém, bố mẹ phải đưa em đến một nhà trẻ nói tiếng Anh. Trong cuộc sống hàng ngày, O'Neal vẫn không thể giao tiếp với bố mẹ hay những đứa trẻ cùng tuổi khác một cách thông thuận được. Điều gia đình lo sợ nhất đó là nếu O'Neal vẫn không biết nói tiếng Ả Rập, em sẽ không thể hòa nhập được với cộng đồng ở làng.

cau be ky la 1

 

Có nhiều ý kiến xoay quanh câu chuyện kỳ lạ này. Một số người cho rằng đây là một kiếp luân hồi của cậu bé. Trong khi, các chuyên gia đoán đây là trường hợp xenoglossy – khi một người có thể nói được thứ ngôn ngữ mà họ chưa hề tiếp xúc.

Tuy nhiên, những ý kiến và bằng chứng về hiện tượng của cậu bé O’Neal Mahmoud còn rất mơ hồ và chưa có bằng chứng khoa học xác thực.

Tiến sĩ Khaloub Qa'awar, nhà ngôn ngữ học lâm sàng, và Keren Ben Itzhak nhà thần kinh học đã tiếp xúc với cậu bé kỳ lạ đều cho biết, họ chưa bao giờ gặp phải hoặc nghe về một trường hợp như O'Neal Mahmoud.

Hà Linh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.