SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Châu Âu yêu cầu Google, Facebook phải trả tiền bản quyền

16:11, 14/09/2018
(SHTT) - Liên minh EU đã thông qua luật cải cách bản quyền, buộc các "ông lớn" công nghệ như Google và Facebook phải chia sẻ doanh thu với các cơ quan truyền thông châu Âu, các nhà xuất bản và những người sáng tạo ra nội dung khác.

Với 438 phiếu thuận, 226 phiếu chống và 39 phiếu trắng, các nghị sĩ châu Âu ngày 12/9 nhất trí thông qua điều luật mới mang tên Copyright Directive, buộc các công ty cung cấp dịch vụ online ngăn người dùng đăng các nội dung vi phạm bản quyền lên mạng, đồng thời phải chia sẻ doanh thu với các nhà sản xuất âm nhạc, video và tin tức ở châu Âu.

CNN đánh giá luật vừa được thông qua là một đòn giáng nặng nề vào các công ty công nghệ lớn, vốn đã gặp áp lực từ các cơ quan của EU về cách họ sử dụng thông tin cá nhân của người dùng cùng các nội dung gây tranh cãi.

Luật mới được thông qua ở Nghị viện EU vẫn cần sự phê duyệt cuối cùng của Ủy ban EU và các quốc gia thành viên, tuy nhiên động thái vừa qua cũng mang thêm quyền lợi cho các nghệ sĩ cũng như bên xuất bản (các tờ báo, bên sản xuất nội dung) thêm quyền lực khi mặc cả với các công ty công nghệ.

google facebook phai tra tien ban quyen

 

Ủy ban châu Âu đã bắt đầu thảo luận chủ đề này hai năm trước vì nhận thấy cần thiết phải bảo vệ di sản văn hóa của châu Âu và tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các nền tảng trực tuyến và các nhà xuất bản, các đài truyền hình và các nghệ sĩ.

Trước đó, từ năm 2017, 9 cơ quan báo chí lớn nhất châu Âu, trong đó có AFP, AP, DPA, đã cùng kêu gọi Liên minh châu Âu phê chuẩn luật buộc các hãng dịch vụ Internet như Facebook, Google trả phí cho nội dung tin tức.

"Facebook hay Google không có tòa soạn riêng, cũng không có các nhà báo sẵn sàng mạo hiểm tính mạng ở Syria hay có những biên tập viên phụ trách việc kiểm duyệt, xác thực thông tin mà phóng viên thu thập được", các cơ quan báo chí châu Âu chia sẻ. Thế nhưng, 60-70% doanh thu của họ đang đến từ quảng cáo, phần lớn trong số đó là nhờ công sức của người khác.

Như vậy, các công ty Internet lớn như Facebook, YouTube sẽ cần phát triển công nghệ nhận diện nội dung, hay các bộ lọc, để ngăn người dùng đăng và chia sẻ những thông tin có bản quyền. 

Nhóm phản đối cho rằng những bộ lọc tự động như vậy chẳng khác nào công cụ giám sát và làm ảnh hưởng đến sự tự do chia sẻ thông tin. "Bất cứ thứ gì bạn muốn đăng lên đầu tiên sẽ phải được các bộ lọc này chấp thuận", Julia Reda, nhà lập pháp Đức, cho hay, "Các nội dung vốn được cho là hợp pháp như ảnh chế, video nhại... sẽ bị mắc kẹt ở giữa".

Hải Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.