SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Chân dung những nữ khoa học Việt được UNESCO vinh danh

11:00, 20/10/2017
(SHTT) - TS. Nguyễn Thị Hiệp, GS.TS Nguyễn Thị Lang, TS Trần Hà Liên Phương, PGS.TS Đỗ Thị Hà, TS Đỗ Thị Phúc, TS. Nguyễn Thị Mùa chính là 6 nữ khoa học Việt đã được UNESCO vinh danh. Những nhà khoa học này không chỉ đưa tên tuổi Việt Nam vươn xa mà còn làm rạng danh hình ảnh phụ nữ Việt.

Nữ khoa học Việt được UNESCO vinh danh - Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp, giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh trường ĐH Quốc Tế - ĐH QG TP.HCM

Được biết Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp sinh năm 1981, hiện đang là giảng viên Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh trường ĐH Quốc Tế - ĐH Quốc gia TP.HCM. Nhà khoa học trẻ đã có hơn 10 năm nghiên cứu về các vật liệu ứng dụng trong y học và tương tác của chúng lên tế bào và mô với 26 công bố khoa học thuộc ISI, 6 công bố khoa học thuộc Tạp chí Quốc tế, 6 bài báo trong nước và hơn 40 bài báo khoa học trong các Hội nghị Quốc tế.

Cô đã được vinh danh trong khuôn khổ của giải thưởng khoa học L’Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học. Hội đồng Khoa học Giải thưởng Khoa học L'Oréal - UNESCO đánh giá TS Hiệp có năng lực cao, khả năng nghiên cứu tốt, có tâm huyết với nghiên cứu khoa học và có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế vật liệu sinh học.

nu khoa hoc viet duoc unesco vinh danh tien si nguyen thi hiep

 

Đề tài nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp đó là tính tiềm năng trong những phát hiện mới của loại vật liệu Titanium trong ngành nha khoa phục hồi.

Giới hạn mà Titanium implant chưa khắc phục được chính là khả năng tạo một tương tác tốt giữa gingival tissue vào abutment và khả năng bám dính kém mang lại rất nhiều rủi ro trong quá trình phục hồi và tái tạo mô, bên cạnh đó là rủi ro lớn về quy trình đào thải Titanium implant sau thời gian cấy. Vì thế, biến tính bề mặt Titanium là một thách thức cho các nhà khoa học hiện nay.

Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Hiệp đã tập trung vào phương pháp điện hóa để điều chỉnh lực bám, bề dày và độ phân rã. Từ đó, khảo sát ảnh hưởng của 3 yếu tố này lên sự phát triển và sự phân bố hai loại tế bào fibroblast và mesenchymal stem cells.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tập trung vào loại vật liệu được sử dụng làm abutment phổ biến hiện nay là Titanium vì Titanium là vật liệu trơ về mặt sinh học nên không xảy ra phản ứng mô tích cực; đồng thời cũng không có đáp ứng mô tiêu cực, nghĩa là Titanium có tính tương hợp sinh học tốt hơn, phản ứng kháng nguyên kháng thể ít hơn so với những vật liệu khác.

Theo đánh giá của Hội đồng Giải thưởng Khoa học L'Oréal - UNESCO, nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Hiệp sẽ giúp mang đến các hiểu biết mới trong nỗ lực cải tiến bề mặt của Titanium implant nhằm khắc phục đặc điểm trơ về mặt sinh học này, để tăng tốc và tối ưu hoá sự tích hợp mô nhằm đáp ứng lực nhai ở giai đoạn sớm sau khi cấy ghép implant.

Nữ khoa học Việt được UNESCO vinh danh - GS.TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng bộ môn Di truyền Chọn giống Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang là tác giả ba công trình nghiên cứu sau tiến sĩ về phát triển bản đồ gene cây lúa ở Philippines, Nhật Bản và Mỹ vừa được vinh danh tại giải thưởng Khoa học L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (L’Oreal - UNESCO For Women in Science) vào ngày 29/11/2016 tại Hà Nội.

nu khoa hoc viet duoc unesco vinh danh GS.TS Nguyen thi lang

 

Được biết, nữ giáo sư sinh năm 1957 tại tỉnh Bến Tre. Bà đã lai tạo thành công 73 giống lúa, trong đó 31 giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là chuẩn quốc gia. Ngoài ra, 106 giống lúa khác do bà lai tạo cũng đang trong quá trình khảo nghiệm cấp quốc gia. 43 công trình nghiên cứu của bà đã được ứng dụng cho sản xuất và thương mại hóa.

Năm 2011, Giáo sư Lang từng được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam do có thành tích đặc biệt trong việc chọn tạo hàng chục giống lúa lai có khả năng chịu mặn, năng suất, chất lượng cao.

Nữ khoa học Việt được UNESCO vinh danh - TS Trần Hà Liên Phương, (Bộ môn Kỹ thuật y sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh)

Ngày 18/3/2015, tại Paris, TS Trần Hà Liên Phương đã trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng “Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới” do Quỹ L’Oréal-UNESCO trao tặng.

Công trình “Nghiên cứu hệ mixen chứa chất Fucoidan ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư” của chị được Hội đồng giám khảo đánh giá cao về tính hiệu quả, chi phí thấp, ít phản ứng phụ. Trong lĩnh vực chuyên môn Vật liệu dẫn thuốc nano, TS Trần Hà Liên Phương đã công bố 2 sách xuất bản quốc tế, 30 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế (trong đó có 25 bài báo trong danh mục ISI), 42 báo cáo tại các hội thảo khoa học quốc tế.

nu khoa hoc viet duoc unesco vinh danh GS.TS tran ha lien phuong

 

Nghiên cứu của TS Trần Hà Liên Phương có thể giúp cho việc điều trị ung thư rẻ hơn và hiệu quả, ít phản ứng phụ hơn với hướng đi khai thác công nghệ nano để phát triển nên phương pháp điều trị mới bằng việc sử dụng fucoidan cho mục đích kép là làm chất dẫn xuất cho thuốc và tự thân là thành tố điều trị bệnh.

Nữ khoa học Việt được UNESCO vinh danh - PGS.TS Đỗ Thị Hà, Phó trưởng khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu

PGS.TS Đỗ Thị Hà được biết đến là cánh chim đầu đàn của ngành Dược liệu Việt Nam. Nữ khoa học đã có những phát hiện mới về nguồn dược liệu có nguồn gốc Việt Nam – thân rễ của cây bảy lá một hoa. Loại dược liệu này trên thực tế đã được sử dụng trong dân gian từ khá lâu trong nỗ lực ức chế tế bào ung thư trên người.

Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu khoa học chính thức về nguồn dược liệu tiềm năng ở vùng núi Tây Bắc này.

nu khoa hoc viet duoc unesco vinh danh ts do thi ha

 

Những phát hiện mới trong nghiên cứu của PGS. TS. Đỗ Thị Hà sẽ giúp nhận diện cấu trúc của hợp chất chính trong thân rễ của nguồn dược liệu từ cây thân bảy lá một hoa thông qua phương pháp phổ hiện đại.

Từ đó giúp xây dựng cấu trúc của hoạt chất chính và đánh giá tác dụng sinh học trên các loại ung thư là ung thư gan, ung thư vú, ung thư biểu mô… Điều này cũng sàng lọc để tìm ra hoạt chất chính cho nghiên cứu sâu về cơ chế nhằm xây dựng quy trình chiết xuất cao về hợp chất tiềm năng, phát triển phương pháp định lượng để phát triển thành sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư cho tương lai.

Nữ khoa học Việt được UNESCO vinh danh - TS Đỗ Thị Phúc, giảng viên Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

TS. Đỗ Thị Phúc là một trong 3 nhà khoa học trẻ được Quỹ L'Oréal - UNESCO trao học bổng Nhà nghiên cứu khoa học nữ tài năng năm 2016 với đề tài Nghiên cứu hiện tượng methyl hóa microARN164 ở cây lúa trong điều kiện mặn với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng chịu mặn ở cây trồng.

nu khoa hoc viet duoc unesco vinh danh ts do thi phuc

 

Hội đồng giải thưởng L’Oreal đánh giá: Nghiên cứu của TS. Đỗ thị Phúc sẽ giúp mang đến sự hiểu biết sâu sắc hơn về mối liên quan giữa sự methyl hóa AND và miARN đáp ứng được các điều kiện bất lợi của môi trường qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện mặn đến sự methyl hóa và mức độ biểu hiện của gen Osa-miARN164 ở các giống lúa khác nhau và khả năng điều hòa của gen này đáp ứng điều kiện mặn thông qua sự methyl hóa ở các giống lúa nghiên cứu. Công trình của TS. Phúc sẽ cung cấp thông tin hữu ích về cơ chế điều hòa thông qua sự methyl hóa trong đáp ứng với stress mặn ở cây lúa, phục vụ công tác chọn, tạo giống cây chống chịu, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu và xâm lấn mặn.

Chia sẻ về nghiên cứu của mình, TS. Đỗ Thị Phúc bày tỏ, với nền tảng là cây lương thực chủ lực, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, năng suất lúa gạo và diện tích trồng lúa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đất nhiễm mặn, và mức độ ảnh hưởng đã, đang và sẽ ngày càng nặng nề hơn do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu nên kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp quan trọng cho việc chọn ra giống lúa có khả năng chịu mặn cao, đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết của cuộc sống.

Nữ khoa học Việt được UNESCO vinh danh - Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùa, Phòng Nghiên cứu khoa học - công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an cũng là 1 trong những nữ khoa học được UNESCO vinh danh với nghiên cứu về chế tạo vải chịu nhiệt có chứa Neoprence (Ne) dùng trong công tác Phòng cháy chữa cháy. 

nu khoa hoc viet duoc unesco vinh danh ts nguyen thi mua

 

Các kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Mùa đã được ứng dụng trong chế tạo thành công mẫu vật liệu chịu nhiệt chứa Ne với các thông số đạt tiêu chuẩn Việt Nam và nước ngoài như độ bền nhiệt đến 554oC, độ bền cơ học >20kN/m và thời gian chịu nhiệt 15 phút. Kết quả nghiên cứu này được ứng dụng trong chế tạo mẫu vải chịu nhiệt chứa Ne dùng trong công tác phòng cháy chữa cháy.

Thảo Linh (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.