SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Cảnh báo: Viên nước giặt tiềm ẩn nhiều nguy hại cho trẻ nhỏ

06:14, 18/08/2017
(SHTT) - Sử dụng viên nước giặt được đánh giá là khá tiện lợi. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại khôn lường.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, thời gian gần đây, ở nhiều nước trên thế giới bao gồm cả Việt Nam xuất hiện sản phẩm nước giặt dạng viên, dùng để thay thế cho nước giặt/bột giặt truyền thống. Sản phẩm này được đánh giá là khá tiện lợi, bởi mỗi viên tương ứng với một lần giặt, người dùng không phải đong đếm nước giặt hay thêm bột giặt cho mỗi lần giặt quần áo.

Sản phẩm viên nước giặt mang tính mới lạ, tiện dụng và ngày càng được nhiều hộ gia đình sử dụng. Tuy nhiên, về cảm quan, có thể thấy viên nước giặt khá giống các loại bánh, kẹo dành cho trẻ em: kích cỡ nhỏ - trẻ 3 tuổi có thể nắm gọn trong lòng bàn tay, màu sắc sặc sỡ, được đóng gói trong núi ni-long trong suốt, căng tròn…nhìn rất hấp dẫn đối với trẻ em. Chính vì vậy, nếu không sử dụng và bảo quản một cách an toàn sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Việc trẻ nhỏ nhầm lẫn viên nước giặt với bánh kẹo đã từng xảy ra ỏ nhiều nước trên thế giới. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD) đã từng triển khai Chiến dịch Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về nước giặt dạng viên.

vien nuoc giat

Cảnh báo: Viên nước giặt tiềm ẩn nhiều nguy hại cho trẻ nhỏ 

Cũng theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Ophthalmology vào ngày 2/2/2017 cho biết, tổn thương mắt ở trẻ em do các viên bột giặt gây ra đã tăng 30% từ năm 2012 đến năm 2015 với hơn 1200 trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi tiếp xúc với chất gây nổ.Nghiên cứu cho thấy trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng cao nhất vì trẻ em thường nhầm lẫn viên bột giặt với viên kẹo hay đồ chơi.

Trong khi đó, túi nước giặt nhỏ - được bán phổ biến ở Mỹ từ năm 2010 – chỉ có kích thước vừa với một lần giặt, giúp người dùng không phải đong nước hoặc bột giặt như trước. Từ năm 2012 đến 2013 đã có hơn 17.000 vụ ngộ độc do loại sản phẩm này gây ra ở trẻ dưới 6 tuổi - tương đương với cứ 1 giờ lại có một vụ xảy ra.

"Các túi bột giặt dùng một lần này có kích thước nhỏ, màu sắc sặc sỡ và trẻ nhỏ rất dễ tưởng nhầm chúng là kẹo hoặc nước trái cây", Marcel Casavant, Trưởng khoa độc chất tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia và là Giám đốc Trung tâm chống độc Ohio cho biết.

 "Trẻ chỉ mất vài giây để lấy, xé rách túi và uống hóa chất độc chứa trong đó, hoặc bôi hóa chất vào mắt". Đã có một trẻ tử vong và 769 cem khác phải nhập viện, tỷ lệ hơn 1 trẻ mỗi ngày. 2/3 số vụ là trẻ đang tuổi chập chững – từ 1 đến 2 tuổi.

 Các bé khi đổ những túi này vào miệng có thể nhanh chóng nuốt phải một lượng lớn hóa chất đậm đặc. Gần một nửa số trẻ - 48% - bị nôn sau khi nuốt phải nước giặt.

 Những hậu quả khác bao gồm ho hoặc sặc, đau mắt, lơ mơ và mắt đỏ.

Các chuyên gia cảnh báo các bậc cha mẹ nên cất viên bột giặt ở những nơi xa tầm tay của trẻ và có biện pháp sơ cứu kịp thời khi trẻ tiếp xúc với chất lỏng trong viên bột giặt.

Tại Việt Nam, nước giặt viên đang được nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang dùng nước giặt dạng viên thay cho bột giặt/nước giặt thông thường. Người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng sản phẩm này do viên nước giặt là hàng nhập ngoại, trong đó chủ yếu là hàng Nhật, hàng Mỹ vốn được đánh giá cao về chất lượng.

Trên các trang rao vặt, giá một hộp viên nước giặt xả dao động từ 100.000 - 700.000 đồng tùy loại. Ví dụ, viên giặt xả Tide Boost gói 220g, loại 10 viên nhỏ có giá 120.000 đồng. Viên giặt Tide Pods gói 40 viên xuất xứ xách tay từ Mỹ được bán rộng rãi với giá 370.000 đồng. Viên giặt Viên giặt Tide Pods 72 viên Free & Gentle thậm chí được bán với giá 680.000 đồng. Trong khi đó, viên giặt Ariel của Nhật Bản hộp 18 viên, được quảng cáo công dụng “3 trong 1” hiện đang được bày bán với mức giá vào khoảng 150.000 đồng.

Tuy nhiên, đã có những trường hợp viên nước giặt gây nguy hiểm cho trẻ em Việt Nam. Vì hình dạng bên ngoài của nước giặt rất giống với một loại bánh truyền thống phu thê hay su sê. Khi trẻ em nhìn thấy liền cắn, ăn hoặc bóp. Ngay cả với trẻ lớn cũng rất thích cầm nắm trong tay gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. 

"Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh nước giặt chưa chính thức phân phối sản phẩm này tại Việt Nam. Người tiêu dùng chủ yếu mua qua kênh hàng xách tay/hàng nhập ngoại. Vì thế, việc nâng cao an toàn sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào người tiêu dùng. Trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng cần chủ động để viên nước giặt trên cao, xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em; tuyệt đối không để viên nước giặt trên sàn nhà hoặc lẫn với bánh, kẹo. Trong trường hợp trẻ vô tình tiếp xúc với sản phẩm qua đường miệng hoặc qua da, cần sơ cứu và nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời"- Cục Quản lý Cạnh tranh khuyến cáo.

Ngọc Anh (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với Trạm CSGT Đức Phổ - Công an tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang lưu thông trên thị trường.