SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Việt Nam thành công khi loại trừ bệnh di truyền trong thụ tinh ống nghiệm

15:21, 15/09/2017
(SHTT) - Ca thụ tinh ống nghiệm của cặp vợ chồng mắc bệnh tan máu bẩm sinh đã được thực hiện thành công tại bệnh viện Phụ sản TW khi sinh ra một cháu bé hoàn toàn khỏe mạnh. Đây được xem là bước tiến y học của Việt Nam khi có thể loại trừ bệnh di truyền trong thụ tinh ống nghiệm.

Vào sáng ngày 15/9, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia cho biết, lần đầu tiên tại Việt Nam đã tiến hành thành công kỹ thuật chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi trong thụ tinh ống nghiệm, loại trừ bệnh lý di truyền tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Được biết, cặp vợ chồng sinh con thụ tinh ống nghiệm được nhắc đến chính là chị Hồ Y T, 38 tuổi, dân tộc Giê Triêng, Gia Lai và anh Nguyễn Văn th, 36 tuổi, cả 2 đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Vào năm 2006, chị T đã sinh được một bé gái khỏe mạnh bằng phương pháp mổ đẻ.

Tuy nhiên đến năm 2012, chị T đã phải đình thỉ thai nghén ở tuần thứ 23 và năm 2014 đình chỉ thai nghén ở tuần thứ 24 vì bị phù thai - một biến chứng của thai do Thalassemia gây ra. Cả hai vợ chồng chị Y.T đều được làm xét nghiệm sàng lọc Thalassemia và cho kết quả mang gen bệnh Alpha Thalassemia.

buoc tien y hoc viet nam thanh cong khi loai tru benh di chuyen trong thu tinh ong nghiem

 Bước tiến y học: Việt Nam thành công khi loại trừ bệnh di truyền trong thụ tinh ống nghiệm

Giữa năm 2016, vợ chồng chị T đã tới bệnh viện Phụ sản TW để khám. Tại đây, các bác sĩ làm xét nghiệm chẩn đoán tại TT Chẩn đoán trước sinh và hai vợ chồng đã được làm thụ tinh ống nghiệm vào tháng 12/2016.

Tháng 1/2017, bệnh nhân được sàng lọc 7 phôi, trong đó có 3 phôi mang gen bệnh Thalassemia, 2 phôi bình thường. Các bác sĩ đã cho cấy phôi bình thường vào tử cung của bệnh nhân Y.T, kết quả phôi phát triển nhanh, không gặp bất lợi. 

Ngày 15/9, chị T. được GS.TS Nguyễn Viết Tiến trực tiếp mổ lấy thai tại BV Phụ sản Trung ương. Ca mổ đã thành công, chị T. sinh được 1 bé trai khỏe mạnh, không hề mang gen bệnh từ cha mẹ và nặng 3,2 kg.

TS Hồ Sỹ Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia cho biết, các bác sĩ đã sinh thiết bằng kỹ thuật rút ra một tế bào từ phôi khoẻ mạnh, lấy tế bào đó chẩn đoán di truyền, chạy điện xem tế bào có mang bệnh lý không. Nếu có thì loại bỏ, còn nếu hoàn toàn bình thường thì dùng phôi đó để chuyển.

Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến tự hào nói: Việc thực hiện thành công kỹ thuật này trong thụ tinh ống nghiệm, loại trừ được bệnh tan máu bẩm sinh đã cho các cặp vợ chồng mang gen bệnh có cơ hội mang thai và sinh con khỏe mạnh bình thường là một bước tiến mới trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản kết hợp với chẩn đoán trước sinh. Điều này có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc.

buoc tien y hoc viet nam thanh cong khi loai tru benh di chuyen trong thu tinh ong nghiem a

 Kỹ thuật loại trừ bệnh tan máu bẩm sinh trong thụ tinh ống nghiệm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

PGS. TS Nguyễn Viết Tiến cũng cho biết thêm rằng với những cặp vợ chồng cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh thì xác suất con bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh là rất lớn. Hậu quả, nếu sinh con theo phương pháp bình thường, không được can thiệp bằng việc tách phôi, thụ tinh trong ống nghiệm thì nguy cơ thai nhi tử vong là rất cao.

Vì vậy lời khuyên cho những cặp vợ chồng là nên khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn và trước khi sinh con. Nếu mắc bệnh hoặc có gen bệnh tan máu bẩm sinh thì nên làm thụ tinh trong ống nghiệm để chọn lọc những phôi bình thường thụ tinh. Điều này sẽ làm giảm áp lực, gánh nặng cho gia đình và xã hội tránh nguy cơ con của họ mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Kỹ thuật này được coi là bước tiến mới trong việc kết hợp phương pháp hỗ trợ sinh sản với chẩn đoán trước sinh để loại trừ bệnh di truyền nguy hiểm.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng lưu ý, trước mắt vẫn còn nhiều loại bệnh di truyền khác chưa chẩn đoán được do con người có hàng triệu gen.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tan máu bẩm sinh

Được biết, bệnh tan máu bẩm sinh là một trong những biến chứng di truyền hay gặp, hiện có khoảng 10 triệu người Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Căn bệnh này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ở mức độ rất nặng thì thường gây phù thai hoặc thai chết lưu trước khi sinh. Ở mức độ nặng, trẻ có biểu hiện thiếu máu nặng khi chưa đến 2 tuổi. Ở mức độ trung bình, trẻ sẽ có biểu hiện thiếu máu rõ khi trên 6 tuổi. Ở mức độ nhẹ, triệu chứng thiếu máu rất kín đáo, người bệnh chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai. Thể ẩn không có biểu hiện gì khác biệt, không thiếu máu.

Bệnh cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn nên người bệnh phải sống chung với nó cả đời. Trong khi đó, ước tính chi phí cho một người được điều trị đến 30 tuổi là 3 tỉ đồng. Ngoài gánh nặng kinh tế, tổn thương về tinh thần với người bệnh cũng khá lớn khi không có khả năng đi học, làm việc vì sức khoẻ quá yếu.

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 6 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.