SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Phát triển thành công gan nhân tạo bằng phương pháp cấy ghép mới

14:00, 05/11/2017
(SHTT) - Mới đây, các nhà khoa học của công ty Miromatrix, Mỹ đã thành công trong việc tạo ra các bộ phận cấy ghép cần thiết, phát triển thành công bộ gan nhân tạo. Bước tiến y học này đang nhận được sự chú ý lớn.

Các nhà khoa học từng có ý định cấy ghép gan lợn vào gan người. Tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa đem lại hiệu quả bởi việc hòa tan cả một cơ quan nguyên vẹn là điều không dễ dàng và nó mới chỉ được nghiên cứu chủ yếu trên các mô nhỏ hoặc mỏng như da.

Để loại bỏ được những vấn đề của phương pháp trên, các nhà khoa học của công ty Miromatrix, Mỹ đã quyết định tìm ra phương pháp mới để sản xuất các cơ quan cấy ghép, tạo ra một lá gan nhân tạo. Phương pháp này đang được đánh giá rất cao bởi nó đã kết hợp được ưu điểm của cả 2 phương pháp hiện đại: biến đổi gen các cơ quan nội tạng lợn để không bị hệ miễn dịch của người được ghép đào thải và nuôi cấy mô từ tế bào gốc.

buoc tien y hoc phat trien thanh cong gan nhan tao

 Bước tiến y học: Phát triển thành công gan nhân tạo bằng phương pháp cấy ghép mới

Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành loại bỏ tất cả các tế bào dư thừa từ lá gan của một con lợn bình thường, chỉ để lại bộ khung protein của cơ quan này và sau đó nạp các tế bào người vào thông qua các mạch máu của lá gan. Nhờ việc đưa các tế bào qua mạch máu mà chúng có thể thâm nhập vào khắp nơi của lá gan. Như vậy tất cả các tế bào đã được loại bỏ, chỉ để lại các protein cấu trúc giúp duy trì hình dạng của lá gan.

Qúa trình bơm đầy 3 loại tế bào mới: tế bào gan, tế bào ống mật và tế bào mạch máu và cấu trúc gan rỗng sẽ mất khoảng 24 giờ. Điểm đặc biệt, sau khi được bơm vào, các tế bào này sẽ tự động xếp đặt ở đúng vị trí của chúng bên trong khung gan.

Hiện tại, đó mới chỉ là một lá gan được phát triển từ tế bào lợn chứ không hẳn là gan người. Nhưng bước đầu tiên này có nghĩa là cơ quan nội tạng có thể được sử dụng để thử nghiệm trên lợn mà không có nguy cơ bị hệ thống miễn dịch của lợn đào thải.

Sau khi thành công bởi thử nghiệm này, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để có thể thí nghiệm với tế bào người. Theo dự kiến, trong vòng 3 năm nữa, công nghệ này sẽ được cấy ghép với gan người và được thử nghiệm trên các cơ quan tương thích.

Trong khi đó, một công ty khác, Công ty khởi nghiệp eGenesis, do George Church, một trong những nhà di truyền học hàng đầu ở Đại học Harvard thành lập, đang sử dụng công nghệ CRISPR để chỉnh sửa ADN lợn. Trước khi cấy ghép, các tế bào lợn được lọc sạch khỏi các virus và “người hóa” để hệ thống miễn dịch của con người không thải loại.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.