SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Bước tiến y học: Những đột phá trong điều trị bệnh tiểu đường

13:22, 16/02/2019
(SHTT) - Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm và hàng năm trên thế giới, có hàng triệu người đang phải vật lộn với căn bệnh này. Vì vậy các chuyên gia đang ngày đêm nghiên cứu để mở ra những bước tiến mới trong bệnh tiểu đường.

Caffein: Tia sáng mới trong điều trị tiểu đường

Theo các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ, tương lai của điều trị tiểu đường có thể sẽ không cần một mũi tiêm Insulin sau bữa ăn mà sẽ thay bằng một mũi cà phê Espresso.

Các nhà khoa học hy vọng có thể thay đổi cuộc sống cho các bệnh nhân tiểu đường cần tiêm các mũi Insulin bằng một thiết bị cấy ghép chứa hàng trăm ngàn các tế bào được lập trình có thể cảm nhận được cafein trong máu.

Các bài thử nghiệm trên chuột bị tiểu đường đã chỉ ra rằng: Thiết bị cấy dưới da có thể được kích hoạt bởi caffein trong cà phê, trà hoặc các thức uống năng lượng để sản sinh ra thuốc kiểm soát mức đường huyết trong máu của chuột. Để tăng liều lượng, các nhà khoa học chỉ cần sử dụng cà phê mạnh hơn.

benh tieu duong

 

Martin Fussenegger, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Công Nghệ Thụy Sỹ ở Zurich, cho biết: "Bạn hoàn toàn có thể kết hợp phương pháp này vào trong cách sống của mình. Bạn có thể uống một tách trà hoặc cà phê vào buổi sáng, một tách sau bữa trưa và một tách vào buổi tối, điều đó phụ thuộc vào việc bạn muốn giảm lương glucose xuống mức nào.

"Việc cấy ghép này sẽ không thể áp dụng lên cơ thể người trong tương lai gần. Ông Fussenegger tin rằng sẽ phải cần một thập kỷ để các thử nghiệm cần thiết chứng minh phương pháp này an toàn và hiệu quả. Nhưng nếu thành công, phương pháp này có thể thay thế các mũi tiêm truyền thống mà nhiều bệnh nhân đang sử dụng hiện nay. Ông cho biết thêm: "Bạn có thể dùng lại các mũi tiêm bình thường. Thiết bị cấy ghép có thể tồn tại trong vòng 6 tháng đến 1 năm trước khi phải thay thế".

Thuốc thông minh hỗ trợ người bệnh tiểu đường sợ kim tiêm

Theo The Guardian, các nhà khoa tại Đại học Harvard đã phát triển một loại thuốc viên thông minh có công dụng như một "kim tiêm” giúp bệnh nhân tiểu đường dùng insulin mà không cần tiêm hằng ngày.

Đó là một viên nang cỡ hạt đậu, bên trong chứa một lượng insulin dạng cứng có hình dạng như một cây kim. Viên nang này có thể giải phóng kim tiêm insulin là nhờ vào một lò xo được gắn phía dưới và được nén bởi một đĩa bằng đường.

benh tieu duong 1

 

Sau khi người bệnh nuốt viên nang, đường hòa tan trong dạ dày, giải phóng lò xo và đưa kim vào thành dạ dày. Vì dạ dày không có thụ thể đau, bệnh nhân không gặp bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Trong vòng một giờ, kim insulin hòa tan trong máu. Lò xo và các bộ phận khác của viên nang đi qua hệ thống tiêu hóa và được thải ra bên ngoài mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào.

Theo nhóm nghiên cứu, hiệu quả của "viên thuốc insulin hình kim" đã được thử nghiệm trên lợn với kim chứa 5 miligam insulin, tương đương với lượng thuốc vẫn thường tiêm ở bệnh nhân tiểu đường thể 2.

Hiện tại, nhóm khoa học vẫn tiếp tục thực hiện các thử nghiệm trên lợn và chó, dự kiến trong vòng 3 năm sẽ bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng với viên nang insulin hình kim trên người.

Sử dụng tế bào gốc từ máu dây rốn trẻ sơ sinh

Các nhà khoa học Anh và Mỹ cho biết, họ có thể sử dụng tế bào gốc lấy từ máu của dây rốn trẻ sơ sinh để giúp bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 khôi phục khả năng sản xuất insulin trong cơ thể. Các nhà khoa học phát triển một lượng lớn tế bào gốc từ máu dây rốn và sử dụng chúng để thay thế những tế bào sản xuất insulin bị hư hại ở tuyến tụy của bệnh nhân tiểu đường.

benh tieu duong 2

 

Trưởng nhóm nghiên cứu, GS. Larry Denner, chuyên gia về nội khoa - nội tiết của Trường đại học Texas cho biết: “Những tế bào gốc từ dây rốn có khả năng sản xuất một hợp chất có tên là C-peptide - một chất protein tiền thân của insulin và chỉ hiện diện khi tế bào sản xuất ra insulin. Do đó, sự hiện diện của C-peptide chứng minh rằng ít nhất đã có một lượng insulin nhất định được sản xuất bởi tế bào gốc được dùng thay thế cho tế bào tụy tạng đã hư hại hoặc bị phá hủy”. Nghiên cứu này được xem là bước đột phá quan trọng trong việc ứng dụng tế bào gốc và cũng mở ra hy vọng cho những bệnh nhân mắc tiểu đường týp 1.

Loài cá mù trong hang động giúp chữa bệnh tiểu đường

Mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Mỹ đã phát hiện những con cá mù sống trong các hang động ở Mexico có tên khoa học là Astyanax mexicanus, có một chi đặc biệt và có cùng đột biến di truyền như những người mắc dạng tiểu đường bẩm sinh nặng. Những con cá này cũng có những dấu hiệu gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn và chúng cũng bị kháng insulin, nhưng chúng hoàn toàn khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên trước khả năng này của loài cá mù vì rối loạn điều tiết glucose thường gây ra một số vấn đề nhưng loài cá này thì không. Các nhà khoa học tin rằng cá mù sống trong hang động ở Mexico có các đột biến gene bổ sung để bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng của việc điều tiết glucose kém. Nếu những đột biến gene này được phát hiện, việc nghiên cứu chúng cho phép các nhà khoa học tìm ra phương pháp mới giúp điều trị ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Thanh Tú

Tin khác

Khoa học Công nghệ 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Toyota bắt đầu tiến hành chương trình triệu hồi đối với hai mẫu SUV đầu bảng của mình tại Việt Nam, nhằm cập nhật phần mềm điều khiển hộp số.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin của Bệnh viện Massachusetts General ở Boston, một người đàn ông 62 tuổi mắc bệnh thận giai đoạn cuối đã trở thành người đầu tiên được ghép thận lợn đã được chỉnh sửa gen.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây đã ban hành Quyết định 405/QĐ-BKHCN công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon) năm nay sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 23/8 đến 27/8/2024. Chủ đề thi của ABU Robocon 2024 mang tên "Ngày mùa", lấy ý tưởng từ việc canh tác lúa trên các thửa ruộng bậc thang.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là các mô hình Generative AI như ChatGPT của OpenAI, đang dẫn đến một thách thức lớn về năng lượng.