SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh

14:00, 15/10/2017
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: “Đừng nhìn vào các con số mà nhìn vào thực tế. 675, 700 thậm chí 1.000 - con số đó chẳng nói lên điều gì cả.
Bo-Truong-Bo-Cong-Th

 Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân

Con số có thể cao hơn hoặc cũng có thể thấp hơn, điều đó không quan trọng, mà quan trọng nhất là việc cắt giảm ấy có đi vào thực chất hay không, có tạo điều kiện thuận lợi cũng như gỡ khó cho doanh nghiệp hay không. Cắt giảm là thực chất chứ không phải đưa các con số ra cho đẹp”.

Cắt giảm thực chất, con đường không chỉ có hoa hồng

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại cuộc họp của Ban soạn thảo về cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh sáng 13.10. Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng băn khoăn cho rằng, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành thì mục tiêu chung rất khó đạt được.

Ghi nhận sự tích cực của Bộ Công Thương, tuy nhiên, Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - Phó phòng Xây dựng Pháp Luật - Ban Pháp chế (Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) - vẫn cho rằng: “Bên cạnh đánh giá về những nguyên tắc khi xóa bỏ ĐKKD thì cần đánh giá thêm về những thuộc tính như tính thống nhất, minh bạch, khả thi và hợp lý.

Thứ hai, với những ĐKKD được đánh giá là chưa phù hợp nhưng được quy định trong luật thì rõ ràng các nghị định không giải quyết được. Vì thế, bộ cần phải có kiến nghị, sử dụng cơ chế một luật sửa nhiều luật mà những ĐKKD liên quan trong lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý.

Thứ ba là các ĐKKD được đề xuất sửa đổi, bãi bỏ trong báo cáo trình chính phủ không phải là những ĐKKD sẽ được bãi bỏ, trong quá trình xây dựng nghị định này, có thể rà soát sửa đổi thêm những điều kiện khác, hoặc giữ lại những ĐKKD khác. Nhưng đối với những ĐKKD được giữ lại thì cần phải đánh giá một cách kỹ càng và nhất thiết phải phù hợp với khoản 1 điều 7 của Luật Đầu tư”.

Ngoài ra, vị đại diện đến từ VCCI cũng cho rằng, “việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm với một số ĐKKD sẽ ảnh hưởng tới trực tiếp cấu trúc nội hàm chính sách và quy trình phương pháp quản lý nhà nước đang được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực này, do đó, nếu bãi bỏ thì đề xuất bãi bỏ ngay tại dự thảo nghị định sửa nhiều nghị định đang xây dựng. Ngược lại, các ĐKKD đến hậu kiểm thì quy định tại nghị định chuyên ngành của các ngành lĩnh vực liên quan. Tức là chỉ đơn thuần bãi bỏ về các ĐKKD thôi, còn những ĐKKD liên quan đến cơ chế quản lý từ việc chuyển sang hậu kiểm sẽ được sửa chữa, sửa đổi tại các nghị định chuyên ngành có liên quan khác.

Vì thế, có thể xảy ra hai khả năng: Thứ nhất là các ĐKKD gắn liền với quy định liên quan đến thủ tục hành chính hay là những điều khoản chuyển tiếp, nếu dự thảo nghị định này đơn thuần chỉ là bãi bỏ các ĐKKD thì những quy định thủ tục hành chính gắn liền với những ĐKKD đó sẽ được giải quyết như thế nào, tại đâu? Chẳng hạn như rất nhiều điều kiện kinh doanh của nghị định 137 đã được sửa đổi, nếu như một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh muốn cấp phép giấy phép điện lực, sau khi nghị định sửa đổi ban hành, nếu họ đáp ứng những ĐKKD mới dựa trên dự thảo nghị định nhưng khi họ muốn cấp phép thì sẽ thực hiện thủ tục hành chính như thế nào khi đã có điều chỉnh về ĐKKD mới rồi? Nếu chỉ đơn thuần cắt giảm ĐKKD mà không đính kèm những thủ tục hành chính kèm theo thì doanh nghiệp rất hoang mang.

Muốn thực chất, đã bỏ là bỏ hẳn

Quan điểm của Bộ Công Thương là sẽ tiến hành xây dựng các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn cho từng lĩnh vực để thực hiện quản lý nhà nước theo hướng hậu kiểm. Tuy nhiên, vấn đề này cũng khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng vì có khả năng các ĐKKD khi bị gỡ bỏ lại được đưa vào trở thành các quy chuẩn, tiêu chuẩn. Như vậy, mặc dù về mặt thủ tục hành chính có thể giảm bớt, tuy nhiên về bản chất cũng không có gì thay đổi nhiều.

Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.Hồ Chí Minh - nêu quan điểm: “Không biết mai mốt Bộ Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn như thế nào và có thích hợp hay không? ĐKKD nào đã bỏ rồi thì nên bỏ luôn, còn những gì chưa bỏ thì xem xét, thấy cần thiết nên tập hợp thành một bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn để thực hiện quản lý. Nếu đưa các điều kiện đã bỏ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn thì về bản chất không khác gì chưa bỏ”.

Lo lắng này từ phía doanh nghiệp không phải không có lý khi tại cuộc họp sáng 13.10, chính Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng thừa nhận, khi sửa đổi các điều kiện kinh doanh, bộ cũng gặp nhiều khó khăn vì có những người chưa tiếp nhận được cái mới, ví dụ như ở lĩnh vực kinh doanh khí, kinh doanh gạo…

Trong khi đó, bà Diệu Hồng tiếp tục bày tỏ băn khoăn về việc sửa đổi hay cắt bỏ các ĐKKD vừa rồi chưa đảm bảo tính đồng bộ. “Thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực kinh doanh khí, xăng dầu, thuốc lá, rượu đều có thiết kế hình thức về ĐKKD, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối tương đối giống nhau. Đối với ngành kinh doanh khí và rượu có những sửa đổi rất lớn trong lĩnh vực phân phối. Trong khi đó, đối với hình thức phân phối ở xăng dầu không hiểu sao lại được giữ nguyên? Trong khi quy định liên quan đến quy mô đã được bỏ rất nhiều trong ĐKKD ở một số ngành nhưng vẫn được giữ ở một số ngành khác. Việc cắt giảm đó tạo cho doanh nghiệp một cảm giác lúng túng, đó là tại sao lại không có một sự cắt giảm đồng bộ? Việc thiếu đồng bộ thế này có thể khiến cắt giảm ĐKKD có nguy cơ bỏ sót những ĐKKD chưa phù hợp.

Cuối cùng, nên tính đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không? Kế hoạch thì cắt bỏ ĐKKD, tức là chúng ta thừa nhận những ngành nghề kinh doanh có điều kiện chứa đựng những điều kiện phù hợp. Tuy nhiên, thực tế vừa qua, VCCI đã tiến hành rà soát danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định trong Luật Đầu tư, chúng tôi nhận thấy, có một số ngành nghề kinh doanh không nên xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu bộ xem xét cắt bỏ những ngành nghề đó thành không có điều kiện thì đó quả thực là bước đột phá mạnh mẽ của ngành Công Thương. Là món quà tuyệt vời dành cho các doanh nghiệp.”

Theo Lao Động

Tin khác

Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - Tình hình nhu cầu thị trường thế giới tăng trong khi nguồn cung hạn chế do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino cũng như sự bất ổn chính trị ở một số khu vực trên thế giới dẫn đến việc giá cả mặt hàng nông sản có chiều hướng tăng mạnh.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Nền tảng thương mại điện tử Tik Tok Shop, tích hợp trên ứng dụng TikTok, đang phát triển với tốc độ thần tốc; trở thành một trong những nền tảng được sử dụng và được yêu thích nhiều bởi các bạn trẻ thuộc thế hệ gen Z, cụ thể hơn là sinh viên.
Kinh tế 1 ngày trước
Với Trung Quốc và Ấn Độ, doanh nghiệp Việt có thể tận dụng lợi thế có sẵn để chinh phục những thị trường tỉ dân này.
Tin tức 1 ngày trước
Nhiều nhá máy ô tô sử dụng động cơ đốt trong tại Trung Quốc đang đối mặt với 'ranh giới sống còn' khi xe điện lên ngôi.
Tin tức 2 ngày trước
Theo giới chuyên gia, việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong mua bán vàng nhằm phòng chống tình trạng rửa tiền.