SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Bộ Công Thương lên tiếng về việc không công bố giá cơ sở xăng RON95

07:22, 10/01/2018
(SHTT) - Trong trong đợt điều hành xăng dầu đầu tiên của năm 2018 (hôm 4/1), giá xăng RON 95 mặc dù tăng mạnh (tăng từ 760 - 810 đồng/lít) nhưng lại không được Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố công khai. Điều này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi trái chiều.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một đại diện của Bộ Công Thương cho biết việc không công bố giá cơ sở xăng RON95 là thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch quy định về phương pháp tính giá cơ sở, cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu.

Dẫn theo quy định của khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 39 nêu rõ: "Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước", đại diện Bộ Công Thương lý giải rằng tiêu dùng phổ biến trên thị trường ở đây bao hàm ý nghĩa phục vụ cho đa số các đối tượng, phương tiện sử dụng.

Cụ thể, trước đây xăng RON92 phù hợp cho đa số phương tiện có động cơ đời cũ, nên được xếp vào "mặt hàng tiêu dùng phổ biến" và được Liên bộ Công Thương - Tài chính xác định để tính toán, công bố giá cơ sở.

Trước đó, theo báo Dân trí, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, một khi không quản lý được giá của xăng RON 95 thì chắc chắn giá của loại xăng này sẽ tăng mạnh, từ đó tác động đến chỉ số lạm phát trong năm 2018.

Cụ thể, ông Long cho biết, Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu quy định nếu giá tăng trong phạm vi 0-3% thì doanh nghiệp (DN) được định giá nhưng tăng từ 3-7% thì do liên Bộ Công Thương – Tài chính định giá nhưng thực tế không được như thế.

xang-95-f46ed-1515235157303

Ảnh Người Lao Động 

“Theo tôi, cần phải đặt vấn đề định giá xăng dầu đó có nhóm lợi ích nào đằng sau hay không?”, ông Long nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến nội dung trên, theo Báo điện tử Kiến Thức, chuyên gia kinh tế, Luật sư - Tiến sĩ Bùi Quang Tín nhận định, việc thả nổi giá xăng A95 một mặt có ưu điểm sẽ theo được cơ chế giá xăng thị trường, nhưng mặt khác lại lo sẽ đẩy lạm phát năm 2018 tăng lên, thậm chí trên 4% nếu như cơ chế xăng để cho các DN tự quyết. Tất nhiên, khi để các DN tự quyết thì bản chất của hàng hóa là mang tính cạnh tranh, các DN sẽ cạnh tranh với nhau để đưa giá trị về đúng thực tế của nó trên thị trường chứ không có chuyện đưa ra “giá khống” cao hơn so với mức giá hàng mà các DN nhập vào.

“Dù vậy, theo tôi thấy thì cũng chỉ nên để DN tự quyết một thời gian ngắn trước để đánh giá xem mức độ thế nào chứ nếu ‘thả cửa’ luôn thì sẽ khó kiểm soát, nhất là trong điều kiện người dân sử dụng xăng như một hàng hóa thiết yếu hằng ngày, thậm chí xăng còn chiếm tỉ trọng rất lớn trong khâu tính tỷ lệ, chỉ số lạm phát (CPI). Trước mắt chưa đánh giá được nhưng chúng ta cũng nên cảnh báo để trong trường hợp trong quý 1, quý 2/2018 mà giá tăng quá mức thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp” - ông Tín nói.

PV (t/h)

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.