SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Bể bơi công cộng: Ổ bệnh của mùa hè

14:00, 29/05/2017
(SHTT) - Vào mùa hè nóng nực, nhiều gia đình đã chọn bể bơi công cộng là nơi giúp xoa dịu cái nắng nóng dưới làn nước mát. Cũng chính vì vậy mà bể bơi công cộng sẽ trở nên đông đúc vào mùa hè và đây là cơ hội để cho các mầm bệnh phát triển, đe dọa sức khỏe con người.

Các bể bơi công cộng đều quá tải vào mùa hè

Ngay từ khi thời tiết bắt đầu nắng nóng dịp đầu mùa hè, các bể bơi đều đã đông nghịt khách bất kể giờ giấc. Đặc biệt, vào đợt cao điểm nắng nóng, hàng ngày mỗi bể bơi đón hàng trăm lượt khách đến bơi lội với đầy đủ các độ tuổi từ người lớn cho đến trẻ nhỏ. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 100 bể bơi. Đối với các bể bơi bình dân, giá vé dao động từ 30.000 đồng-50.000 đồng/lượt như bể bơi Thái Hà, bể bơi Bốn Mùa, bể bơi Thanh Niên….

be boi cong cong

Các bể bơi công cộng đều quá tải vào mùa hè 

Anh Đinh Tùng (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội) cho biết: "Mùa hè nắng nóng lại đang dịp nghỉ hè nên tôi cho các con đi bơi nhưng ở bể bơi nào trên thành phố cũng quá tải, chật cứng, mọi người chen chúc nhau. Người đông nên tình trạng vai chạm vai, lưng chạm lưng là chuyện không thể tránh khỏi".

Bể bơi càng đông càng dễ nhiễm khuẩn

Trong bể bơi không chỉ chứa bụi bần, vi trùng mà còn chứa một lượng chất thải rất lớn từ người đi bơi bao gồm mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, thậm chí cả nước tiểu, nước bọt. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi, họng hoặc các vết trầy xước trên da.

Theo nghiên cứu từ trường Đại học Alberta (Edmonton, Canada), bể bơi công cộng có chứa 75 lít nước tiểu của con người – kết quả từ thói quen của hầu hết mọi người khi đến bể bơi công cộng. Đây có thể nguyên nhân gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

be boi cong cong a

 Bể bơi càng đông càng dễ nhiễm khuẩn

Chính những tác nhân trên khiến người bơi dễ mắc các bệnh ngoài da (viêm da, nấm), bệnh hô hấp (hen suyễn, phổi), bệnh tiêu hóa (viêm dạ dày, tiêu chảy) bệnh phụ khoa, tai mũi họng, đỏ mắt, viêm tai...

Do đó, bể bơi bắt buộc phải được xử lý hóa học để khử trùng, tiêu diệt các thành phần gây ô nhiễm nước bể trước khi đem vào sử dụng. Trong đó, clo là hóa chất được dùng phổ biến nhất.

Nguy hiểm hơn, để tiết kiệm, nhiều nơi thậm chí còn sử dụng cả hóa chất rởm hoặc độc hại. Các hóa chất thường được sử dụng để diệt khuẩn, làm xanh nước bể bơi là cloramin B, clo, sunfat đồng… Đây là đều là những chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được sử dụng đúng liều lượng. Những chất này có tác hại cực kỳ lớn đến các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh (thông qua đường hô hấp).

Những căn bệnh dễ lây nhiễm ở bể bơi công cộng

Bệnh não mô cầu

Trong nước bể bơi chứa nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn của căn bệnh não mô cầu. Đây là căn bệnh tuy ít gặp nhưng khi xâm nhập vào cơ thể có thể lây lan nhanh chóng và gây ra nhiều bệnh khác nhau: viêm họng, nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Người nhiễm bệnh viêm màng não nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dễ gây tử vong.

Bệnh về đường sinh dục

Một trong những căn bệnh mà người bơi hay gặp nhất là bệnh về đường sinh dục như nấm phụ khoa, bệnh lậu. Các bệnh này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh sản sau này.

Ngoài ra, người bơi cũng có nguy cơ nhiễm trùng bàng quang khi thường xuyên tắm ở bể bơi có nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh có một số triệu chứng như tiểu buốt hoặc ra máu sau khi mặc đồ ẩm ướt hoặc ngâm mình dưới nước quá lâu.

Theo Zing.vn, bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trưởng phòng khám sản khoa - nam khoa, Trung tâm Y tế Thái Hà) khuyến cáo rằng phụ nữ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh các bệnh liên quan vùng kín. Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc mắc bệnh phụ khoa không nên tắm ở bể bơi công cộng.

Các bệnh về mắt

Bơi lội ở các bể bơi công cộng là con đường ngắn nhất làm lây nhiễm các bệnh về mắt như đau mắt đỏ hay lậu mắt. Các vi khuẩn sẽ qua làn nước xâm nhập và làm tổn thương mắt.

benh de nhiem o be boi cong cong

 Những căn bệnh dễ lây nhiễm ở bể bơi công cộng

Vì vậy lời khuyên cho những người bơi là nên sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt an toàn.

Bệnh hen suyễn

Trong nước ở bể bơi chứa thành phần Clo hoặc những sản phẩm phụ của hóa chất chloramine, đây là những thủ phạm chính gây ra bệnh hen suyễn, đặc biệt với những người có hệ thống miễn dịch yếu, kém.

Với những người bị hen suyễn nặng mà đến bể bơi thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi.

Bệnh viêm tai

Khi đi bơi thì hầu hết mọi người đều bị nước vào tai bởi vậy nếu nguồn nước chứa nhiều mầm bệnh đọng lại ở tai thì sẽ dẫn tới những bệnh lý như viêm tai, nặng hơn là bị thủng tai hay hư chức năng thính giác.

benh de nhiem o be boi cong cong a

 

Các bệnh về nấm

Rất nhiều người đã có các dấu hiệu ngứa, viêm loét da hay móng tay, móng chân, chân tóc sau khi đi bơi ở bể bơi công cộng. Đặc biệt, những bệnh dễ lây lan nhất là các bệnh hắc lào, nấm móng, nấm kẽ chân, nấm tóc… Các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay tức thời, hoặc sau 5-7 ngày sau khi đi bơi về. Nếu không khám và chữa bệnh kịp thời, chúng sẽ ngày càng phát triển và ảnh hưởng ngày một nghiêm trọng.

Bệnh đường tiêu hóa

Những bệnh về đường tiêu hóa như lỵ trực khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm dạ dày, thậm chí viêm ruột cấp đều có thể lây nhiễm khi đi bơi tại các hồ bơi công cộng.

Những lưu ý khi chọn bể bơi chất lượng

Vì nguy cơ mắc những căn bệnh trên nên người bơi cần thận trọng trong việc chọn bể bơi để đảm bảo sức khỏe cho mình và gia đình. Các tiêu chí chọn bể bơi là: Bể bơi phải có đủ phụ kiện phòng thay đồ, tắm tráng hợp vệ sinh, phòng y tế; Luôn có mặt nhân viên cứu hộ và các dụng cụ kỹ thuật cứu hộ; Cảm quan chất lượng bể bơi qua màu sắc, độ trong, không vẩn đục, lắng bẩn.

Tiêu chuẩn nước bể bơi

Phải đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.

Đối với các bể bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể và hút cặn, bơm bù đủ nước.

Nước bể bơi phải đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt với các chỉ số cụ thể: Độ trong phải nhìn thấy đáy bể bơi; Hàm lượng chất vẩn đục (không lớn hơn 2 mg/l cho bể bơi ngoài trời và không lớn hơn 1 mg/l cho bể trong nhà); Độ PH nằm trong giới hạn 7,3 - 7,6; Độ cứng (500 mg/l); Clorua không lớn hơn 0,5 mg/l; Amoniac không lớn hơn 0,5 mg/l…(Trích Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn).

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 12 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
PGS.TS.BS Hà Xuân Tùng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp - khẳng định: “Đổi mới sáng tạo trong y tế là khó khăn nhất vì liên quan nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố công nghệ lẫn sinh mạng con người. Bệnh viện 199 là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này”.