SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Bảo vệ ý tưởng, quy trình theo luật sở hữu trí tuệ

11:00, 17/12/2017
Câu hỏi: Tôi là chủ công ty phần mềm y tế. Quá trình tạo ra sản phẩm phần mềm y tế gồm các công đoạn. 1. Ý tưởng ích lợi. (tra cứu lại hồ sơ bệnh nhân 10 năm trước). 2. Thiết kế dạng lưu đồ, sơ đồ dòng dữ liệu. 3. Lập trình theo thiết kế dạng lưu đồ. 4. Đóng gói code.

Các phần mềm dùng cho quản lý bệnh viện thường gặp các lỗi, các vấn đề lớn khó giải quyết. Công ty chúng tôi đã nghĩ ra cách giải quyết các vấn đề đó và muốn bảo vệ ý tưởng của mình, không muốn các đối thủ cạnh tranh học các ý tưởng đó. Vậy thì chúng tôi nên làm gì? Các ý tưởng về quy trình xử lý có được xem là sáng chế không?

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

2. Nội dung phân tích

bao ve y tuong quy trinh theo luat so huu tri tue

 Bảo vệ ý tưởng, quy trình theo luật sở hữu trí tuệ

- Các ý tưởng về quy trình xử lý không được xem là sáng chế bởi lẽ nó thuộc trường hợp loại trừ Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ: Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

Theo quy định tại Điều 12 Luật Sở hữu trí tuệ: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.  Điều này có nghĩa là ý tưởng của bạn chỉ có thể được bảo hộ khi và chỉ khi bạn đưa ra các giải pháp cụ thể để hiện thực hóa ý tưởng của mình thành sản phẩm hay quy trình cụ thể (nếu ở dạng quy trình phải chứng minh được ví dụ áp dụng quy trình trong thực tế và kết quả đem lại). Hơn nữa để được bảo hộ là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế sản phẩm của bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 58, 60, 61 và 62 Luật Sở hữu trí tuệ:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Điều 60. Tính mới của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Theo luatminhkhue

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.