SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Ai là ông chủ thực sự của BOT Cai Lậy?

07:15, 05/12/2017
(SHTT) - 65% dự án BOT Cai Lậy thuộc sở hữu của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái vì vậy Bắc Ái được coi là "ông chủ" đứng sau dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái lại là một doanh nhân trẻ 9x, Nguyễn Tiến An.

Trạm BOT Cai Lậy gây nhiều tranh cãi

Những ngày vừa qua, trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang đang trở nên ồn ào và là dự án BOT giao thông “tai tiếng” nhất thời gian gần đây khi liên tiếp vấp phải sự phản đối của người dân và các tài xế lưu thông qua khu vực. Đây cũng là một chủ đề “nóng” đang được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội.

Thông qua trang cá nhân, các group và nhiều diễn đàn, người dân đã bày tỏ bức xúc về vị trí đặt trạm và mức phí mà họ cho là vô lý. Nhiều câu hỏi đã được nêu ra, thể hiện những băn khoăn của người dân về sự minh bạch và những bất cập về dự án.

ai la ong chu thuc su cua bot cai lay

 

Được biết, trạm BOT Cai Lậy là một phần trong “Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT”.

Dự án nhóm B này được khởi công ngày 20/2/2014, do Liên danh CTCP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) và CTCP Đầu tư Thương mại và xây dựng giao thông 1 (Trico) làm chủ đầu tư. Dự kiến hoàn thành vào quý IV/2015, với tổng mức đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư, kinh doanh và chuyển giao) là 1.398 tỷ đồng.

Để hoàn vốn, nhà đầu tư sẽ được lập trạm thu phí tại Km1999+900 để thu phí trong vòng 7 năm 5 tháng, dự kiến bắt đầu từ tháng 1/2016.

Ai là ông chủ thực sự của BOT Cai Lậy?

Theo thông tin được đăng tải bởi báo Người đưa tin, trên cổng thông tin Ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư thuộc Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư đã được xác định lại là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái và CTCP Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (Trico).

Tổng mức đầu tư của dự án vẫn được giữ nguyên là 1.398 tỷ đồng, trong đó 15% là vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư (210 tỷ đồng). Công ty Bắc Ái góp 65%, tương đương 136,5 tỷ đồng và Trico góp 35% (73,5 tỷ đồng). Phần còn lại là vốn huy động từ các tổ chức tín dụng.

Như vậy, ông chủ thực sự chi phối BOT Cai Lậy hiện nay là Công ty Bắc Ái. Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, Công ty Bắc Ái thành lập từ năm 2004, tại Vĩnh Phúc với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo hồ sơ đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 10/7 vừa qua, Bắc Ái đã hoàn tất tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.

Các cổ đông của Bắc Ái đều là cổ đông cá nhân, gồm ông Lê Văn Duẩn góp 5% vốn, ông Lê Thanh Bình nắm giữ 10%; ông Nguyễn Phú Hiệp – Giám đốc BOT Cai Lậy hiện nay, góp 3%. Cổ đông lớn nhất là ông Lê Tiến Thắng với tỷ lệ sở hữu tới 82% vốn.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái là doanh nhân trẻ 9x

Tuy nhiên, lãnh đạo cao nhất tại Bắc Ái lại đang được giao cho ông Nguyễn Tiến An – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bắc Ái.

Ông Nguyễn Tiến An là một doanh nhân trẻ, sinh ngày 5/1/1992. Ông An có hộ khẩu thường trú tại Khu 3, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Sau khi thay đổi nhân sự, ông Nguyễn Tiến An chính thức là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái tính đến thời điểm hiện tại. Điều bất ngờ hơn, ông Nguyễn Tiến An dù là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bắc Ái nhưng lại không nắm giữ cổ phần nào của công ty. Người là cổ đông lớn nhất, nắm 82% vốn của Bắc Ái vẫn là ông Lê Tiến Thắng.

ai la ong chu thuc su cua bot cai lay a

 

Như thông tin được đăng tải trên Zing.vn, ngoài BOT Cai Lậy, Bắc Ái cũng đang tham gia vào một số dự án BOT, BT khác nằm trên quốc lộ 1.

Cụ thể, Bắc Ái hiện là một trong 4 liên danh nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án BOT nhóm A - Dự án "Đầu tư xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn Km 1125 - Km 1153, tỉnh Bình Định” (BOT Hoài Nhơn).

Theo đăng ký đầu tư, nhà đầu tư được xây dựng trạm thu phí để hoàn vốn. Mức phí dao động 35.000-210.000 đồng, trong thời gian dự kiến 22 năm 2 tháng, với lộ trình tăng phí 18%/3 năm.

Dự án này có tổng vốn đầu tư 1.785 tỷ đồng, trong đó vốn tư nhân là 1.644,5 tỷ và vốn đầu tư Nhà nước là 140,75 tỷ đồng. Bắc Ái góp 69 tỷ đồng (29% vốn); TCT Thành An góp 74 tỷ đồng (31%); CTCP Đầu tư và phát triển Long Trung Sơn góp 48 tỷ đồng (20%), CTCP Đầu tư xây dựng Vinaconex – PVC góp 48 tỷ đồng (20%).

Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí BOT Cai Lậy

Quay lại với vấn đề gây tranh cãi của BOT Cai Lậy. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan cùng với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang để tìm giải pháp cho Trạm thu phí này. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết quan điểm của Thủ tướng là chủ trương về BOT nhất quán để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách Nhà nước.

"Riêng với Cai Lậy, Thủ tướng quyết định tạm dừng thu phí 1 tháng và giao Bộ Giao thông Vận tải đánh giá toàn diện và đề xuất phương án xử lý, kết hợp với tỉnh Tiền Giang xử lý cụ thể trên tinh thần hợp lý, hợp tình, hợp lòng dân", ông Mai Tiến Dũng nói.

PV(t/h)

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.