SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Xin đừng hôn vào môi và mặt trẻ con nếu không muốn truyền bệnh tật nguy hiểm

09:03, 12/07/2019
(SHTT) - Bé gái một tuổi bị viêm màng não mặc dù bố mẹ chăm sóc vô cùng kỹ lưỡng, thế nhưng không ngờ nguyên do lại đến từ chính thói quen mà người lớn thường làm khi gặp trẻ.

“Những tội ác do người lớn gây ra còn mãi trong tâm trí của mẹ, của con…”

Đó là tâm sự đầy xót xa, pha chút ân hận của một người mẹ đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Cô con gái một tuổi của cô hiện đang phải điều trị bệnh viêm màng não.

Và người mẹ có tên Phương Ngân, mặc dù đang ngập tràn lo lắng vẫn quyết định kể câu chuyện của mình như một lời cảnh tỉnh dành cho các ông bố, bà mẹ có con nhỏ.

Câu chuyện này sau đó đã được Lê Mai Vy, một người bạn của chị Phương Ngân đăng tải lên trang cá nhân và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trong ngày hôm qua (10/4)

Trích nguyên bài viết này:

“Con năm nay gần 1 tuổi, con là thiên thần mà mẹ mong đợi, ba trông ngóng. Con đến với ba mẹ bằng hình hài khoẻ mạnh, con xinh xắn và trộm vía là ngoan lắm.

Ba mẹ con cho con môi trường sống cực kỳ tốt, từ nhỏ ba mẹ con đầu tư cho con khoá yoga lọt lòng, ăn uống khoa học, tiêm đầy đủ.

Trên thế giới đã khuyến cáo là không mớm đồ ăn hay hôn trẻ nhỏ, đã có những em bé không qua khỏi do hành động đó của người lớn. Trong nước bọt có thể truyền rất nhiều bệnh và diễn biến khôn lường khi vào cơ thể trẻ. Vậy mà họ vẫn phủ nhận, và đổ lỗi là do người mẹ không biết chăm con.

Điều không may ập đến với con, con sốt, con khóc quấy cả đêm, lúc ấy con gần 1 tuổi, người ta chẩn đoán con bị tay chân miệng. Không dừng lại ở đó, con có những biểu hiện bệnh nặng hơn, thế là những cuộc xét nghiệm, chọc tuỷ của con bắt đầu.

Mẹ khóc, con khóc, đau vô cùng, hai mẹ con chiến đấu mạnh mẽ. Nguyên nhân bệnh, thì vẫn là ẩn số. Con sốt, môi con nứt chảy máu, con không ăn được, người con suy yếu, con gầy rộp!

Ai xót! Ai thương! Ai tức! Chỉ có Mẹ là bên con. Thế rồi viêm màng não cũng được tìm ra, may mắn là tìm ra chỉ có một bệnh. Con dần dần hồi phục, nhưng những tội ác do người lớn gây ra còn mãi trong tâm trí của mẹ, của con”.

Cô con gái nhỏ của chị Phương Ngân được bố mẹ chăm sóc vô cùng chu đáo, nhưng họ không ngờ mầm mống bệnh tật lại đến từ thói quen yêu thương của người lớn.
Tâm sự đẫm nước mắt là đan xen cả sự giằng xé, bức xúc pha lẫn ân hận của người mẹ khi không bảo vệ được con mình.

Bởi lẽ, theo chị Phương Ngân, nguyên nhân khiến con chị mắc bệnh viêm màng não là do một hành động rất quen thuộc của người lớn.

Chị Phương Ngân chia sẻ: “Trên thế giới đã khuyến cáo là không mớm đồ ăn hay hôn trẻ nhỏ, đã có những em bé không qua khỏi do hành động đó của người lớn. Trong nước bọt có thể truyền rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và diễn biến khôn lường khi vào cơ thể trẻ.

Vậy mà họ vẫn phủ nhận, và đổ lỗi lại cho người mẹ không biết chăm con.

Lúc con tỉnh, mẹ vui. Lúc con li bì, mẹ lo sợ! Lúc chưa biết kết quả chẩn đoán, mẹ con như mất ngủ, bệnh viện đông, ngộp, nóng, ẩm thấp, khác xa so với căn nhà đẹp đẽ mà hai mẹ con đang sống…” – Chị Mai Vy, một người bạn của mẹ em bé kể lại.

Không một ai có thể thấu được cảm giác đau đớn tột cùng của người mẹ khi chỉ được đứng sau cánh cửa phòng chờ bác sĩ chọc lấy dịch tuỷ của con. Nghe tiếng kêu cứu của con, con khóc mẹ khóc.

Không ai khác hiểu được cảm giác nhìn vết thương tứa máu của con, nhìn con yếu lả đau đớn trên tay vì không thể ăn được mà phải điều trị kháng sinh mạnh.

Ơn trời sáng nay đã có kết luận, loại trừ khả năng những bệnh khác như kawasaki, con đang điều trị Viêm màng não tích cực.”

“Đừng hại thêm một em bé nào nữa!”

Sau khi đọc tâm sự của Phương Ngân, nhiều ông bố bà mẹ bày tỏ sự bất ngờ bởi họ cũng có con nhỏ và nhận thấy người thân của mình cũng thường xuyên mắc phải sai lầm này.

Một người dùng bình luận: “Đôi khi tôi cũng nhận ra việc hôn hít con là không tốt nhưng rồi cũng tặc lưỡi cho qua vì nể nang và nghĩ chắc chẳng sao đâu.

Nhưng không ngờ những hành động tưởng chừng yêu thương của người lớn dành cho trẻ lại gây ra hậu quả khủng khiếp, là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm màng não”.

Các bà mẹ nên từ chối tất cả những nụ hôn mà bất kỳ ai muốn dành cho con mình, nhất là khi bé dưới 6 tháng tuổi. Ngoài ra, ngay chính bố mẹ cũng không nên có hành động hôn đối với trẻ để phòng ngừa những hậu quả tương tự.

Dù biết có thể người khác sẽ giận, sẽ tự ái nhưng các mẹ nên để họ chấp nhận từ từ. Vì khi hôn bé, đặc biệt là hôn vào mặt, vào môi, vào mũi, sức đề kháng bé yếu sẽ dễ mắc bệnh lây qua đường hô hấp, lây qua nước bọt.

Thay vì hôn, cầm tay, hãy gợi ý mọi người nựng nhẹ bàn chân hoặc ngắm nghía bé mà thôi. Trước khi gần trẻ, mẹ và người lớn cần tắm rửa sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng.

Trên thế giới đã có không ít trường hợp bé phải trả giá bằng cả tính mạng chỉ vì thói quen hôn hít, cưng nựng của người lớn. Tất cả sẽ luôn là mối nguy hiểm rình rập nếu ý thức này chưa bắt rễ vào tâm trí mỗi người lớn chúng ta.

Quỳnh Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 sẽ diễn ra tại tỉnh Bắc Giang trong 3 ngày (20, 21, 22/3). Cuộc thi do Bộ GD-ĐT phối hợp UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn và Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức.
Tin tức 1 ngày trước
Chuyến bay liên thành phố đầu tiên trên thế giới với một chiếc taxi bay điện trong nỗ lực cách mạng hóa du lịch đã được công ty AutoFlight của Trung Quốc thực hiện thử nghiệm thành công.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm lượng nước nuôi trồng tới 98% và sử dụng ít diện tích hơn, trạng trại thẳng đứng của Dubai được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp bền vững cho vấn đề về nguồn lương thực và bảo vệ môi trường.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Tại Diễn đàn Báo chí Toàn quốc năm 2024, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông và tạo ra sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Một trong những giải pháp của Huyện Đoàn là phổ cập, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho ĐVTN; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn ĐVTN cài đặt, sử dụng các ứng dụng trên điện thoại; như Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn lần thứ XII do Trung ương Đoàn phát động trên App Thanh niên Việt Nam...