SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

5 bộ phim về thời trang đáng xem cho những ngày nghỉ cuối năm

09:18, 30/12/2018
Vào dịp nghỉ lễ cuối năm, những bộ phim thời trang thú vị sẽ là liều thuốc thư giãn cho những ngày làm việc mệt mỏi.

1. THE DEVIL WEARS PRADA (2006)

The Devil Wears Prada là bộ phim chính kịch hài hước của Mỹ, dựa trên quyển tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lauren Weisberger. Phim kể về Andrea “Andy” Sachs (Anne Hathaway) – một nhà báo trẻ và nhiệt huyết vừa tốt nghiệp từ trường Đại học Northwestern. Luôn đùa cợt trước sự nông cạn của nền công nghiệp thời trang, trớ trêu thay, cô lại trở thành trợ lý cá nhân cho Miranda Priestly (Meryl Streep) – nữ tổng biên tập khó tính và lạnh lùng của tạp chí thời trang danh tiếng mang tên Runway. Bằng bản lĩnh và trí thông minh, cô dần dần chinh phục được Miranda, nhưng đồng thời cũng đánh mất tất cả: gia đình, bạn bè, người yêu và thậm chí là chính bản thân mình. Andy nhận ra rằng, thế giới thời trang không chỉ hào nhoáng, xa hoa mà còn vô cùng khắc nghiệt. Để rồi, cuối cùng, cô từ bỏ tất cả để quay trở về với cuộc sống bình dị nhưng được là chính mình.

Andy nhận ra rằng, thế giới thời trang không chỉ hào nhoáng, xa hoa mà còn vô cùng khắc nghiệt.

2. THE SEPTEMBER ISSUE (2009)

The September Issue là một bộ phim tài liệu của Mỹ, xoay quanh những câu chuyện hậu trường giữa Tổng biên tập Anna Wintour và nhân viên của cô trong suốt quá trình tạo nên ấn bản Vogue Mỹ số tháng 9/2007. Bộ phim do đạo diễn R. J. Cutler cầm trịch, Eliza Hindmarch và Sadia Shepard phụ trách sản xuất. Phim được phát hành tại Úc vào 20/8/2009 sau khi công chiếu tại nhiều liên hoan phim như Sundance, Zurich, Silverdocs, Sheffield Doc / Fest và phát hành tại Mỹ vào 28/8/2009.

 

Theo truyền thống, số tháng 9 là ấn bản quan trọng nhất của Vogue. Quá trình sản xuất lần này còn thể hiện nỗ lực và nhiệt huyết của Grace Coddington – môt cựu người mẫu chuyển sang làm Giám đốc Sáng tạo và là người duy nhất dám đương đầu với Anna Wintour. Trong phim, Coddington là nạn nhân thường xuyên của tính cách hung hăng ở Anna Wintour. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Wintour và Coddington lại là mối quan hệ cộng sinh, cùng giúp cho tờ báo đạt được những điều tốt nhất. Cuối cùng, Coddington cũng khiến cho Wintour chấp nhận các ý tưởng của mình và đem chúng lên ấn bản tháng 9.

3. CONFESSION OF A SHOPAHOLIC (2009)

Việc khai thác thành công thực trạng mua sắm “điên cuồng” của các nàng đã tạo nên sức hút vang dội cho Confession of a shopaholic. Nhà báo Rebecca Bloomwood (Isla Fisher) mang một món nợ lớn khi luôn tự thỏa mãn sở thích mua sắm. Qua đó, phim sẽ làm mãn nhãn người xem bằng các bộ trang phục được đầu tư kỹ lưỡng thuộc các bộ sưu tập đắt giá.

 

Nhà thiết kế Patricia Field, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang, đã bắt tay góp phần làm nên phong cách thời trang đẳng cấp cho các nhân vật trong phim, từ áo Micheal Kors, chân váy xẻ tà của Paul Smith đến đồng hồ đến từ hãng Hermès. Đặc biệt, điểm nhấn của bộ phim nằm ở chi tiết chiếc khăn màu xanh của thương hiệu Denny Cashmere, vật se duyên của Rebecca và chàng giám đốc Luke Bradon.

4. COCO BEFORE CHANEL (2013)

Bên cạnh việc tái hiện lại những tháng năm đầu đời đầy khốn khó, từ lúc rời khỏi trại trẻ mồ côi đến khi thành lập thương hiệu thời trang mang tên mình của nhà thiết kế nổi tiếng người Pháp Gabrielle “Coco” Chanel, bộ phim còn “hút hồn” khán giả bằng những trang phục đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Nhằm tái hiện lại những thiết kế tuyệt vời của Coco Chanel, những trang phục này đều do chính nhà thiết kế nổi tiếng Catherine Leterrier đảm nhiệm. Đây là điểm nhấn sáng giá, giúp Coco Before Chanel mang về một giải Oscar cho “Thiết kế trang phục xuất sắc nhất” và chiến thắng tại giải César ở hạng mục “Phục trang đẹp nhất”.

 

5. DIOR AND I (2014)

Được đặt chân đến một buổi trình diễn thời trang Haute Couture là niềm mơ ước đối với tất cả các tín đồ yêu thích thời trang trên toàn thế giới, bởi đây là “thánh địa” của những sáng tạo nghệ thuật không biên giới bước ra từ những trang giấy của các NTK tài ba. Để hoàn thành một BST Haute Couture phải mất thời gian thực hiện trong bao lâu? Các công đoạn để làm ra những bộ trang phục cao cấp sang trọng, tinh xảo đến từng chi tiết ấy như thế nào? Dior and I của đạo diễn Frederic Tcheng là một bộ phim tài liệu đặc sắc, hé lộ hậu trường bí ẩn của thời trang Haute Couture Paris một cách chân thực nhất. Bộ phim đưa khán giả theo chân NTK người Bỉ Raf Simons – lần đầu tiên được mời làm giám đốc sáng tạo cho hãng thời trang danh tiếng Christian Dior – trong khoảng thời gian ngắn ngủi 8 tuần lễ để thực hiện BST thời trang cao cấp Thu-Đông 2012 và làm hồi sinh biểu tượng lẫy lừng New Look của Dior (1947).

dior.jpg

Tin khác

Tin Tổng hợp 6 tháng trước
(SHTT) - Nhân viên tại cửa hàng 97 Trần Duy Hưng có 02 loại chính là “Lê sữa” và “Lê nâu” đều có xuất xứ chính hãng từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt kiểm tra, đại diện cơ sở kinh doanh từ chối trả lời các câu hỏi với lý do “chỉ trông hộ cửa hàng”.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 17/7, Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa kéo dài.
Tin Tổng hợp 8 tháng trước
Dự báo thời tiết ngày 11/7, Bắc và Trung Bộ tiếp diễn những ngày nắng nóng gay gắt, từ chiều tối về đêm có mưa rào rải rác.
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Mới đây, Vinhomes đã tung chính sách bán hàng “khủng chưa từng có” với khoản hỗ trợ lãi suất lên tới hơn 3 năm cho khách hàng mua căn hộ
Tin Tổng hợp 1 năm trước
Bùng nổ quyết tâm, khát khao mạnh mẽ và tràn đầy khí thế trong từng khoảnh khắc là hình tượng của các chiến binh sales tham gia lễ kick-off Crystal Holidays Harbour Vân Đồn - dự án du lịch nghỉ dưỡng quy mô bậc nhất tại Quảng Ninh thời điểm hiện tại.