SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

2 đại học lớn của Việt Nam lọt top 1000 trường đại học tốt nhất thế giới

07:58, 07/06/2018
(SHTT) - Lần đầu tiên 2 trường đại học của Việt Nam đã lọt top 1000 đại học xuất sắc nhất thế giới, đó là ĐH Quốc gia Tp.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội. Điều này cho thấy chất lượng và uy tín đào tạo, nghiên cứu của hai ĐHQG của Việt Nam đã hội nhập vươn ra xa hơn ở tầm thế giới.

Vào chiều ngày 6/6, trong phát biểu kết thúc phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ tư đối với Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, hai trường đại học của Việt Nam đã lọt top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới. Đó là ĐH Quốc gia Tp.HCM thuộc nhóm 701-750 và ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801-1000.

bang xep hang dai hoc

 

Phân tích về bảng xếp hạng đại học thế giới của tổ chức QS, trao đổi với PV Dân trí, GS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, so sánh với bảng xếp hạng QS khu vực Châu Á mà mấy năm gần đây một số cơ sở giáo dục đại học đã có mặt đến top 150, các tiêu chí xếp hạng thế giới nghiêng nhiều về trọng số nghiên cứu.

Ví dụ, tỷ trọng về tiêu chí đánh giá của các nhà khoa học đã tăng lên đến 40%. Thêm vào đó, QS thế giới không đánh giá theo số lượng bài báo mà tập trung đánh giá số lần trích dẫn của các bài báo trên tổng số giảng viên (20%).

Các tiêu chí quốc tế hoá chỉ tập trung vào số lượng giảng viên và sinh viên quốc tế trực tiếp tham gia giảng dạy và học để lấy bằng tại trường (10%).

kim ngan

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Báo Nhân dân

GS Nguyễn Hữu Đức đánh giá, theo kết quả này thì chất lượng và uy tín đào tạo và nghiên cứu của hai ĐHQG của Việt Nam đã hội nhập vươn ra xa hơn ở tầm thế giới; đã được các nhà khoa học và tuyển dụng trên thế giới biết đến và thừa nhận nhiều hơn. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đã được trích dẫn cao hơn và có tầm ảnh hưởng rộng hơn.

Tuy nhiên cũng trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn thừa nhận: Về chất lượng giáo dục đại học thì có một số trường, một số nhóm ngành tốt, nhưng về cơ bản, giáo dục đại học chúng ta thấp, chưa đạt yêu cầu, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

xuan nha

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Kinh tế và Đô thị

Tư lệnh ngành GD&ĐT cho hay, nguyên nhân trước tiên là chương trình đào tạo còn lạc hậu, vẫn chủ yếu là do thầy cô xây dựng, chứ chưa nghiên cứu xây dựng căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Chúng tôi so sánh các nước có nghiên cứu thì tỉ lệ tiến sĩ ở các trường đại học 40-50%, thậm chí 60-70% (trong khi đó ở ta mới chỉ 22-23%). Cơ sở vật chất ở các trường đại học của chúng ta còn hạn chế, chưa đủ để nghiên cứu chất lượng cao; học phí còn rất thấp so với các nước. Với chi phí có thể gọi là thấp thì chất lượng đại học rất khó mong đợi.

Một nguyên nhân nữa được lãnh đạo Bộ Giáo dục dẫn ra để lý giải chất lượng giáo dục đại học còn hạn chế là mức học phí. Bộ trưởng Nhạ cho rằng mức học phí tại Việt Nam thấp và cho rằng "đồng tiền đi liền chất lượng".

Về phương án cải tiến chất lượng trong thời gian tới, ông Nhạ cho hay, Bộ sẽ đầu tư trọng điểm một số trường, những trường chất lượng vừa phải có thể phải xem xét sáp nhập, giải thể.

Về phía Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ông cho rằng việc kiên trì mấy năm vừa rồi làm bắt đầu có kết quả. Các chỉ số về nghiên cứu của Việt Nam đã tốt lên rất nhiều, mặc dù so với thế giới chúng ta còn rất kém.

Theo công bố 3 năm vừa rồi thì 10 đơn vị công bố nhiều nhất ở Việt Nam trong 3 năm trên các tạp chí ISI tức là 14 nghìn tạp chí hàng đầu thì Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ là 2.396 bài, Đại học Tôn Đức Thắng 1.546 bài, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.373 bài, Đại học Quốc gia Hà Nội 1.234 bài, Đại học Bách khoa Hà Nội 1.015 bài và Đại học Duy Tân là 778 bài.

“Ba năm vừa qua, chúng ta bằng tự chủ và bằng đẩy mạnh nghiên cứu, đã có các kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Tôi cho rằng đây là điểm các nhà khoa học và các nhà chuyên sâu về giáo dục đánh giá rất cao nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian vừa qua”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Hải Tùng (t/h)

Tin khác

Tin tức 46 phút trước
Cùng với lập hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý nước mắm “Nam Ô” Đà Nẵng, việc khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ sẽ khai mở cơ hội nâng tầm giá trị kinh tế cho sản phẩm đồng thời đưa món ngon tiến Vua trở thành “sứ giả” văn hóa ẩm thực kết hợp phát triển du lịch địa phương.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Thông qua công tác đổi mới hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ lên tới 99,7%.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Ngày 19/4, Apple cho biết rằng họ đã gỡ WhatsApp và Threads của Meta khỏi App Store ở Trung Quốc sau khi nhận lệnh từ chính phủ Trung Quốc với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.